Thế giới dường như đang hướng tới một cuộc chiến thương mại mới do thâm hụt thương mại của Mỹ, nền kinh tế đầu tàu của thế giới, đang tăng mạnh có thể buộc nước này phải lựa chọn giải pháp duy nhất là chính sách bảo hộ.
Ông Michael Pettis chuyên gia về kinh tế trường Đại học Peking, đồng thời là thành viên cao cấp của Viện Carnegie Endowment đã đưa ra nhận định trên trên chuyên mục bình luận của tờ Thời báo Tài chính (Anh).
Theo ông Pettis, nếu phần còn lại của thế giới buộc Mỹ thực hiện chính sách bảo hộ một cách mạnh mẽ thì chắc chắn sẽ tạo ra một thời kỳ của chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu và điều này có tác động to lớn tới các nước có thặng dư thương mại.
Hiện Mỹ và châu Âu (chủ yếu là Tây Ban Nha, Italy và Hy Lạp) là những khu vực có mức thâm hụt thương mại cao nhất thế giới.
Thâm hụt thương mại của Mỹ tháng 6/2010 đã lên tới 50 tỷ USD, tăng so với mức 42 tỷ USD trong tháng 5/2010. Đây là mức cao nhất kể từ giữa năm 2008 và chưa từng có trước năm 2004.
Việc thâm hụt thương mại gia tăng là hệ quả tự nhiên của bước chuyển trong sự bất cân bằng thương mại toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua đã hủy hoại trạng thái cân bằng tạm thời giữa các khối bằng cách buộc các quốc gia thâm hụt thương mại phải cắt giảm nợ, điều này sẽ khiến nhu cầu tiêu dùng của phần còn lại của thế giới giảm. Các nước thặng dư thương mại, vốn phụ thuộc vào nhu cầu này, đã phản đối sự điều chỉnh này một cách mạnh mẽ thông qua việc cố gắng duy trì hay thậm chí tăng mức thặng dư của mình.
Theo ông Pettis, vấn đề nguy hiểm nhất là ở chỗ thặng dư thương mại tăng, đòi hỏi phải có những thâm hụt thương mại ở nơi khác.
Cuộc khủng hoảng đã khiến các nước thâm hụt thương mại tại châu Âu không thể tìm các nguồn tài chính mới. Tây Ban Nha, Italy và Hy Lạp cũng như nhiều nước thâm hụt thương mại khác của châu Âu sẽ phải chứng kiến thặng dư tài khoản vãng lai giảm nhanh chóng.
Tuy nhiên, thương mại toàn cầu phải được cân bằng. Phần còn lại của thế giới cũng sẽ phải chấp nhận mức thâm hụt thương mại tăng.
Hiện Mỹ thiếu các chính sách kiểm soát tỷ lệ lãi suất và can thiệp tiền tệ đối với các quốc gia thặng dư thương mại chủ chốt, nên Mỹ sẽ buộc phải sử dụng các hình thức khác của chủ nghĩa bảo hộ thương mại - đó là hàng rào thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu.
Tuy nhiên, điều này khó xảy ra nếu thế giới không muốn có một cuộc chiến thương mại toàn cầu. Thay vì ủng hộ các chính sách đẩy thâm hụt sang nơi khác, các nền kinh tế lớn cần phải chấp nhận chia sẻ một phần lớn khó khăn ở châu Âu./.
Ông Michael Pettis chuyên gia về kinh tế trường Đại học Peking, đồng thời là thành viên cao cấp của Viện Carnegie Endowment đã đưa ra nhận định trên trên chuyên mục bình luận của tờ Thời báo Tài chính (Anh).
Theo ông Pettis, nếu phần còn lại của thế giới buộc Mỹ thực hiện chính sách bảo hộ một cách mạnh mẽ thì chắc chắn sẽ tạo ra một thời kỳ của chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu và điều này có tác động to lớn tới các nước có thặng dư thương mại.
Hiện Mỹ và châu Âu (chủ yếu là Tây Ban Nha, Italy và Hy Lạp) là những khu vực có mức thâm hụt thương mại cao nhất thế giới.
Thâm hụt thương mại của Mỹ tháng 6/2010 đã lên tới 50 tỷ USD, tăng so với mức 42 tỷ USD trong tháng 5/2010. Đây là mức cao nhất kể từ giữa năm 2008 và chưa từng có trước năm 2004.
Việc thâm hụt thương mại gia tăng là hệ quả tự nhiên của bước chuyển trong sự bất cân bằng thương mại toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua đã hủy hoại trạng thái cân bằng tạm thời giữa các khối bằng cách buộc các quốc gia thâm hụt thương mại phải cắt giảm nợ, điều này sẽ khiến nhu cầu tiêu dùng của phần còn lại của thế giới giảm. Các nước thặng dư thương mại, vốn phụ thuộc vào nhu cầu này, đã phản đối sự điều chỉnh này một cách mạnh mẽ thông qua việc cố gắng duy trì hay thậm chí tăng mức thặng dư của mình.
Theo ông Pettis, vấn đề nguy hiểm nhất là ở chỗ thặng dư thương mại tăng, đòi hỏi phải có những thâm hụt thương mại ở nơi khác.
Cuộc khủng hoảng đã khiến các nước thâm hụt thương mại tại châu Âu không thể tìm các nguồn tài chính mới. Tây Ban Nha, Italy và Hy Lạp cũng như nhiều nước thâm hụt thương mại khác của châu Âu sẽ phải chứng kiến thặng dư tài khoản vãng lai giảm nhanh chóng.
Tuy nhiên, thương mại toàn cầu phải được cân bằng. Phần còn lại của thế giới cũng sẽ phải chấp nhận mức thâm hụt thương mại tăng.
Hiện Mỹ thiếu các chính sách kiểm soát tỷ lệ lãi suất và can thiệp tiền tệ đối với các quốc gia thặng dư thương mại chủ chốt, nên Mỹ sẽ buộc phải sử dụng các hình thức khác của chủ nghĩa bảo hộ thương mại - đó là hàng rào thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu.
Tuy nhiên, điều này khó xảy ra nếu thế giới không muốn có một cuộc chiến thương mại toàn cầu. Thay vì ủng hộ các chính sách đẩy thâm hụt sang nơi khác, các nền kinh tế lớn cần phải chấp nhận chia sẻ một phần lớn khó khăn ở châu Âu./.
(TTXVN/Vietnam+)