Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, định hướng phát triển ngành công nghiệp bán lẻ, phân phối, hậu cần tại Việt Nam, và thị trường bán lẻ tại Việt Nam được nhiều chuyên gia đánh giá có tiềm năng lớn.
Phát biểu tại hội nghị bán lẻ, phân phối và hậu cần, do Hiệp hội Chuỗi cung ứng Việt Nam (VSC) tổ chức ngày 30/6 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Best Fortune Trần Tịnh Minh Triết nói thị trường Việt Nam hiện nay là một thị trường mở rộng tạo cơ hội cho tất cả các mô hình phân phối bán lẻ.
Theo ông Triết, để xây dựng thương hiệu cho ngành bán lẻ tại Việt Nam cần tạo ra những thương hiệu mạnh, mang đậm tính dân tộc, gần gũi với người tiêu dùng vì người Việt Nam thường thích mua hàng của người quen, do đó các cốt lõi của xây dựng thương hiệu ngoài dịch vụ và sản phẩm tốt thì phải gần gũi với người tiêu dùng.
Ngoài ra, ngành bán lẻ Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả điều hành để tiết kiệm chi phí, tận dụng ưu thế hiểu rõ văn hóa Việt Nam để tạo ra nét riêng cạnh tranh với các thương hiệu đến từ nước ngoài. Đối với vùng nông thôn, có dân số chiếm 70% dân số Việt Nam, tuy sức mua không cao so với thành thị nhưng đây sẽ là thị trường chiến lược cho mô hình bán lẻ chi phí thấp và thân thiện với người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng, các mặt hàng như thức ăn nhanh, thực phẩm tươi sống, thời trang, công nghệ thông tin là những mặt hàng tiềm năng để kinh doanh theo mô hình bán lẻ.
Loại hình bán lẻ sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới là siêu thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi kèm theo mua sắm và cửa hàng thuận lợi, đối tượng được hướng tới là những người có nhu cầu tiêu dùng cao như thanh niên, phụ nữ, trẻ em.
Khó khăn lớn nhất trong phát triển mô hình bán lẻ tại Việt Nam là việc thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý vì đây là một lĩnh vực còn khá mới và đang bắt đầu phát triển./.
Phát biểu tại hội nghị bán lẻ, phân phối và hậu cần, do Hiệp hội Chuỗi cung ứng Việt Nam (VSC) tổ chức ngày 30/6 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Best Fortune Trần Tịnh Minh Triết nói thị trường Việt Nam hiện nay là một thị trường mở rộng tạo cơ hội cho tất cả các mô hình phân phối bán lẻ.
Theo ông Triết, để xây dựng thương hiệu cho ngành bán lẻ tại Việt Nam cần tạo ra những thương hiệu mạnh, mang đậm tính dân tộc, gần gũi với người tiêu dùng vì người Việt Nam thường thích mua hàng của người quen, do đó các cốt lõi của xây dựng thương hiệu ngoài dịch vụ và sản phẩm tốt thì phải gần gũi với người tiêu dùng.
Ngoài ra, ngành bán lẻ Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả điều hành để tiết kiệm chi phí, tận dụng ưu thế hiểu rõ văn hóa Việt Nam để tạo ra nét riêng cạnh tranh với các thương hiệu đến từ nước ngoài. Đối với vùng nông thôn, có dân số chiếm 70% dân số Việt Nam, tuy sức mua không cao so với thành thị nhưng đây sẽ là thị trường chiến lược cho mô hình bán lẻ chi phí thấp và thân thiện với người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng, các mặt hàng như thức ăn nhanh, thực phẩm tươi sống, thời trang, công nghệ thông tin là những mặt hàng tiềm năng để kinh doanh theo mô hình bán lẻ.
Loại hình bán lẻ sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới là siêu thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi kèm theo mua sắm và cửa hàng thuận lợi, đối tượng được hướng tới là những người có nhu cầu tiêu dùng cao như thanh niên, phụ nữ, trẻ em.
Khó khăn lớn nhất trong phát triển mô hình bán lẻ tại Việt Nam là việc thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý vì đây là một lĩnh vực còn khá mới và đang bắt đầu phát triển./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)