Trong phiên giao dịch ngày 22/6, các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt đi lên sau khi Chính phủ Hy Lạp đúng như dự kiến đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, nhóm lên những hy vọng rằng nước này sẽ tránh được nguy cơ vỡ nợ, vốn là mối đe dọa có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính khác.
Điều này cũng thúc đẩy giới đầu tư tạm thời hướng sự chú ý sang kết quả cuộc họp chính của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) để xác định các hướng đi tiếp theo.
Chỉ vài giờ trước khi các thị trường chứng khoán châu Á mở cửa, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội, thắng lợi mà ông cho là sẽ mở đường cho việc thực hiện các biện pháp cắt giảm chi tiêu vốn cần thiết để tranh nguy cơ phá sản và giữ Hy Lạp ở trong khối Eurozone.
Phiên này, chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,6%, trong đó giới đầu tư tích cực mua vào các cổ phiếu bị giảm giá trong thời gian vừa qua, như cổ phiếu của Sony và Toshiba, trong khi cổ phiếu các công ty dịch vụ tài chính cũng có mức tăng lớn, do giới đầu tư kỳ vọng kết quả bỏ phiếu bất tín nhiệm kể trên ở Hy Lạp sẽ là một bước tiến giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, vốn là một trong những lo ngại lớn nhất của các thị trường.
Thế nhưng, Mitsushige Akino, nhà quản lý quỹ của công ty Ichiyoshi Investment Management, cho rằng các thị trường tăng điểm là nhờ thông tin từ Hy Lạp, nhưng điều này chỉ mang tính tạm thời vì các điều kiện cơ bản vẫn chưa hề thay đổi.
Kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Hy Lạp đã tạo nên sự phấn chấn trên các thị trường chứng khoán châu Á, đặc biệt là thị trường chứng khoán Nhật Bản đã có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp, với chỉ số Nikkei-225 tăng 169,77 điểm (1,79%) lên 9.629,43 điểm, đánh dấu lần đầu tiên đóng cửa ở trên ngưỡng 9.600 USD/ounce kể từ ngày 1/6.
Phiên này, các cổ phiếu của các công ty xuất khẩu tăng giá mạnh nhờ đồng yen suy yếu, trong đó cổ phiếu của Sony Corp. tăng 3,5%, Toshiba Corp. tăng 2,8% và Hitachi Ltd. tăng 2,7%.
Tạm thời "an tâm" về vấn đề ở Hy Lạp, giới đầu tư hiện nay hướng tới cuộc họp quyết định lãi suất của FED, giữa lúc nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu suy yếu, điều có thể buộc các nhà hoạch định chính sách phải lên lường trước khả năng tình hình sẽ trở nên xấu đi.
Castor Pang, đứng đầu bộ phận nghiên cứu thuộc công ty Core Pacific-Yamaichi ở Hong Kong cũng cho rằng các thị trường sẽ phản ứng một cách bình tĩnh nếu FED không thiết kế thêm một đợt thu mua trái phiếu nữa để hỗ trợ nền kinh tế, khi mà chương trình nới lỏng định lượng hiện nay sẽ kết thúc vào cuối tháng này.
Tại thị trường chứng khoán Seoul, chỉ số KOSPI cũng tăng 15,73 điểm (0,77%) lên 2.063,90 điểm; còn tại thị trường chứng khoán Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 ghi thêm 24,4 điểm (0,54%) lên 4.532,6 điểm.
Trong khi đó tại thị trường chứng khoán Hong Kong, chỉ số Hang Seng chỉ nhích 9,38 điểm (0,04%) lên 21.859,97 điểm.
Tại thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite cũng tăng 2,84 điểm (0,11%) lên 2.649,32 điểm, trong đó dẫn đầu là cổ phiếu khối ngân hàng và các công ty sản xuất xi măng, nhưng tâm lý thị trường vẫn tỏ ra thận trọng trước những dự đoán về khả năng Chính phủ Trung Quốc sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.
Còn các thị trường chứng khoán khác trong khu vực, gồm Singapore, Đài Loan, Indonesia và Philippines đều tăng điểm./.
Điều này cũng thúc đẩy giới đầu tư tạm thời hướng sự chú ý sang kết quả cuộc họp chính của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) để xác định các hướng đi tiếp theo.
Chỉ vài giờ trước khi các thị trường chứng khoán châu Á mở cửa, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội, thắng lợi mà ông cho là sẽ mở đường cho việc thực hiện các biện pháp cắt giảm chi tiêu vốn cần thiết để tranh nguy cơ phá sản và giữ Hy Lạp ở trong khối Eurozone.
Phiên này, chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,6%, trong đó giới đầu tư tích cực mua vào các cổ phiếu bị giảm giá trong thời gian vừa qua, như cổ phiếu của Sony và Toshiba, trong khi cổ phiếu các công ty dịch vụ tài chính cũng có mức tăng lớn, do giới đầu tư kỳ vọng kết quả bỏ phiếu bất tín nhiệm kể trên ở Hy Lạp sẽ là một bước tiến giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, vốn là một trong những lo ngại lớn nhất của các thị trường.
Thế nhưng, Mitsushige Akino, nhà quản lý quỹ của công ty Ichiyoshi Investment Management, cho rằng các thị trường tăng điểm là nhờ thông tin từ Hy Lạp, nhưng điều này chỉ mang tính tạm thời vì các điều kiện cơ bản vẫn chưa hề thay đổi.
Kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Hy Lạp đã tạo nên sự phấn chấn trên các thị trường chứng khoán châu Á, đặc biệt là thị trường chứng khoán Nhật Bản đã có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp, với chỉ số Nikkei-225 tăng 169,77 điểm (1,79%) lên 9.629,43 điểm, đánh dấu lần đầu tiên đóng cửa ở trên ngưỡng 9.600 USD/ounce kể từ ngày 1/6.
Phiên này, các cổ phiếu của các công ty xuất khẩu tăng giá mạnh nhờ đồng yen suy yếu, trong đó cổ phiếu của Sony Corp. tăng 3,5%, Toshiba Corp. tăng 2,8% và Hitachi Ltd. tăng 2,7%.
Tạm thời "an tâm" về vấn đề ở Hy Lạp, giới đầu tư hiện nay hướng tới cuộc họp quyết định lãi suất của FED, giữa lúc nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu suy yếu, điều có thể buộc các nhà hoạch định chính sách phải lên lường trước khả năng tình hình sẽ trở nên xấu đi.
Castor Pang, đứng đầu bộ phận nghiên cứu thuộc công ty Core Pacific-Yamaichi ở Hong Kong cũng cho rằng các thị trường sẽ phản ứng một cách bình tĩnh nếu FED không thiết kế thêm một đợt thu mua trái phiếu nữa để hỗ trợ nền kinh tế, khi mà chương trình nới lỏng định lượng hiện nay sẽ kết thúc vào cuối tháng này.
Tại thị trường chứng khoán Seoul, chỉ số KOSPI cũng tăng 15,73 điểm (0,77%) lên 2.063,90 điểm; còn tại thị trường chứng khoán Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 ghi thêm 24,4 điểm (0,54%) lên 4.532,6 điểm.
Trong khi đó tại thị trường chứng khoán Hong Kong, chỉ số Hang Seng chỉ nhích 9,38 điểm (0,04%) lên 21.859,97 điểm.
Tại thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite cũng tăng 2,84 điểm (0,11%) lên 2.649,32 điểm, trong đó dẫn đầu là cổ phiếu khối ngân hàng và các công ty sản xuất xi măng, nhưng tâm lý thị trường vẫn tỏ ra thận trọng trước những dự đoán về khả năng Chính phủ Trung Quốc sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.
Còn các thị trường chứng khoán khác trong khu vực, gồm Singapore, Đài Loan, Indonesia và Philippines đều tăng điểm./.
(TTXVN/Vietnam+)