Nối tiếp màu xanh trên các sàn chứng khoán Mỹ và châu Âu trong phiên ngày 9/9, các sàn chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 10/9 cũng tiếp tục đi lên trong bối cảnh thị trường đón nhận nhiều thông tin trái chiều từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Trong phiên này, các nhà đầu tư nhận thông tin khả quan về thị trường việc làm tại Mỹ khi Bộ Lao Động nước này ngày 9/9 cho biết, số người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước đã giảm xuống còn 451.000 người, ít hơn 27.000 người so với tuần trước đó, và giảm ngoài dự đoán của giới chuyên gia.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho biết thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 7 cũng giảm nhiều hơn dự kiến do xuất khẩu đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm qua.
Tâm lý lạc quan còn được củng cố sau khi Chính phủ Nhật Bản công bố nền kinh tế nước này đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, làm dịu đi nỗi lo về tốc độ phục hồi của đất nước Hoa anh đào này.
Theo các số liệu mới nhất, tăng trưởng GDP quý II của Nhật Bản đạt mức 1,5%, cao hơn nhiếu so với dự kiến 0,4% ban đầu.
Đồng yên của Nhật, vốn đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm qua so với đồng USD trong tuần này, cũng đã giảm xuống trong phiên 10/9, trước những số liệu tốt lên của nền kinh tế Mỹ, cộng với thông tin về việc ngân hàng tư nhân Incubator Bank of Japan của Nhật Bản có thể sẽ phải dừng hoạt động và đệ đơn xin phá sản, trở thành ngân hàng đầu tiên của nước này bị phá sản kể từ năm 2003.
Ngược với những tin tốt từ thị trường Mỹ và Nhật Bản, các nhà đầu tư lại đón nhận một thông tin không mấy tích cực từ thị trường Trung Quốc, khi nước này trong ngày 10/9 công bố xuất khẩu trong tháng 8 chỉ tăng 34,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 38,1% của tháng 7.
Thặng dư thương mại của nước này cũng giảm so với tháng 7, do nhập khẩu tăng lên. Trong ngày 11/9, Trung Quốc sẽ tiếp tục công bố các số liệu quan trọng về lạm phát, doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp trong tháng 8 của nước này.
Tuy nhiên, những con số này không làm nản lòng các nhà đầu tư, bởi tốc độ tăng trưởng tại nền kinh tế đông dân nhất thế giới này vẫn hết sức ấn tượng, cho dù có chậm lại.
Đóng cửa phiên 10/9, hầu hết các sàn chủ chốt của châu Á đều tăng điểm, trong đó tăng mạnh nhất là thị trường Nhật Bản với mức tăng 1,55%. Tiếp đến là các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong và Trung Quốc, với các mức tăng lần lượt là 1,02%; 0,70%; 0,43% và 0,26%. Các thị trường Singapore, Malaysia, Indonesia và Ấn Độ đóng cửa nghỉ lễ./.
Trong phiên này, các nhà đầu tư nhận thông tin khả quan về thị trường việc làm tại Mỹ khi Bộ Lao Động nước này ngày 9/9 cho biết, số người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước đã giảm xuống còn 451.000 người, ít hơn 27.000 người so với tuần trước đó, và giảm ngoài dự đoán của giới chuyên gia.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho biết thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 7 cũng giảm nhiều hơn dự kiến do xuất khẩu đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm qua.
Tâm lý lạc quan còn được củng cố sau khi Chính phủ Nhật Bản công bố nền kinh tế nước này đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, làm dịu đi nỗi lo về tốc độ phục hồi của đất nước Hoa anh đào này.
Theo các số liệu mới nhất, tăng trưởng GDP quý II của Nhật Bản đạt mức 1,5%, cao hơn nhiếu so với dự kiến 0,4% ban đầu.
Đồng yên của Nhật, vốn đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm qua so với đồng USD trong tuần này, cũng đã giảm xuống trong phiên 10/9, trước những số liệu tốt lên của nền kinh tế Mỹ, cộng với thông tin về việc ngân hàng tư nhân Incubator Bank of Japan của Nhật Bản có thể sẽ phải dừng hoạt động và đệ đơn xin phá sản, trở thành ngân hàng đầu tiên của nước này bị phá sản kể từ năm 2003.
Ngược với những tin tốt từ thị trường Mỹ và Nhật Bản, các nhà đầu tư lại đón nhận một thông tin không mấy tích cực từ thị trường Trung Quốc, khi nước này trong ngày 10/9 công bố xuất khẩu trong tháng 8 chỉ tăng 34,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 38,1% của tháng 7.
Thặng dư thương mại của nước này cũng giảm so với tháng 7, do nhập khẩu tăng lên. Trong ngày 11/9, Trung Quốc sẽ tiếp tục công bố các số liệu quan trọng về lạm phát, doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp trong tháng 8 của nước này.
Tuy nhiên, những con số này không làm nản lòng các nhà đầu tư, bởi tốc độ tăng trưởng tại nền kinh tế đông dân nhất thế giới này vẫn hết sức ấn tượng, cho dù có chậm lại.
Đóng cửa phiên 10/9, hầu hết các sàn chủ chốt của châu Á đều tăng điểm, trong đó tăng mạnh nhất là thị trường Nhật Bản với mức tăng 1,55%. Tiếp đến là các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong và Trung Quốc, với các mức tăng lần lượt là 1,02%; 0,70%; 0,43% và 0,26%. Các thị trường Singapore, Malaysia, Indonesia và Ấn Độ đóng cửa nghỉ lễ./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)