Tiếp nối màu đỏ phiên trước (13/12) trên các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu, chứng khoán châu Á mở cửa phiên giao dịch ngày 14/12 cũng chủ yếu đi xuống do các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về vấn đề "vách đá tài khóa" ở Mỹ.
Phiên này, ngay cả thị trường Tokyo đi lên liên tục thời gian gần đây hiện cũng đang quay đầu đi xuống sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản cho biết niềm tin của các nhà doanh nghiệp nước này đã sụt giảm mạnh trong các tháng cuối cùng của năm.
Mở cửa phiên 14/12, hai thị trường Hong Kong và Nhật Bản đang để mất điểm, với các mức giảm lần lượt là 0,22% và 0,40%. Riêng thị trường Thượng Hải tăng nhẹ 0,28%, chủ yếu nhờ hy vọng ban lãnh đạo mới của nước này sẽ có các biện pháp kích thích kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, mức tăng có phần bị hạn chế trước áp lực thanh khoản vào cuối năm.
Đêm trước (13/12) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng bị bóng đen của "vách đá tài khóa" bao trùm, che lấp cả một số chỉ số kinh tế tích cực về việc làm, bán lẻ và lạm phát.
Sau khi chìm xuống trong phần lớn thời gian giao dịch trong ngày, cổ phiếu Phố Wall đã "bừng tỉnh" vào những giờ phút cuối cùng sau khi các phương tiện truyền thông đăng tải thông tin cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Hạ viện John Boehner sẽ gặp nhau tại Nhà Trắng trong nỗ lực hòa giải những bất đồng giữa hai đảng xung quanh vấn đề "vách đá tài khóa."
Tuy nhiên, đóng cửa phiên này, cả ba chỉ số chính của Phố Wall vẫn giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average mất 74,73 điểm xuống 13.170,72 điểm; S&P 500 lùi 9,03 điểm xuống 1.419,45 điểm (phiên giảm đầu tiên sau sáu ngày tăng liên tiếp), và Nasdaq Composite tụt 21,65 điểm xuống 2.992,16 điểm.
Cùng ngày tại châu Âu, các sàn chứng khoán cũng chủ yếu mất điểm do giới đầu tư lo ngại về một thỏa thuận của Liên minh châu Âu (EU), theo đó trao cho Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) quyền giám sát hệ thống ngân hàng khu vực.
Đóng cửa phiên này, cả ba chỉ số chính của khu vực đều giảm điểm, trong đó FTSE 100 của Anh giảm xuống còn 5.929,61 điểm; DAX 30 của Đức lùi xuống mức 7.581,98 điểm, và CAC 40 của Pháp xuống 3.643,13 điểm./.
Phiên này, ngay cả thị trường Tokyo đi lên liên tục thời gian gần đây hiện cũng đang quay đầu đi xuống sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản cho biết niềm tin của các nhà doanh nghiệp nước này đã sụt giảm mạnh trong các tháng cuối cùng của năm.
Mở cửa phiên 14/12, hai thị trường Hong Kong và Nhật Bản đang để mất điểm, với các mức giảm lần lượt là 0,22% và 0,40%. Riêng thị trường Thượng Hải tăng nhẹ 0,28%, chủ yếu nhờ hy vọng ban lãnh đạo mới của nước này sẽ có các biện pháp kích thích kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, mức tăng có phần bị hạn chế trước áp lực thanh khoản vào cuối năm.
Đêm trước (13/12) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng bị bóng đen của "vách đá tài khóa" bao trùm, che lấp cả một số chỉ số kinh tế tích cực về việc làm, bán lẻ và lạm phát.
Sau khi chìm xuống trong phần lớn thời gian giao dịch trong ngày, cổ phiếu Phố Wall đã "bừng tỉnh" vào những giờ phút cuối cùng sau khi các phương tiện truyền thông đăng tải thông tin cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Hạ viện John Boehner sẽ gặp nhau tại Nhà Trắng trong nỗ lực hòa giải những bất đồng giữa hai đảng xung quanh vấn đề "vách đá tài khóa."
Tuy nhiên, đóng cửa phiên này, cả ba chỉ số chính của Phố Wall vẫn giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average mất 74,73 điểm xuống 13.170,72 điểm; S&P 500 lùi 9,03 điểm xuống 1.419,45 điểm (phiên giảm đầu tiên sau sáu ngày tăng liên tiếp), và Nasdaq Composite tụt 21,65 điểm xuống 2.992,16 điểm.
Cùng ngày tại châu Âu, các sàn chứng khoán cũng chủ yếu mất điểm do giới đầu tư lo ngại về một thỏa thuận của Liên minh châu Âu (EU), theo đó trao cho Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) quyền giám sát hệ thống ngân hàng khu vực.
Đóng cửa phiên này, cả ba chỉ số chính của khu vực đều giảm điểm, trong đó FTSE 100 của Anh giảm xuống còn 5.929,61 điểm; DAX 30 của Đức lùi xuống mức 7.581,98 điểm, và CAC 40 của Pháp xuống 3.643,13 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)