Thị trường dầu mỏ thế giới đã thoái lui trong tuần qua vì bức tranh kinh tế tối hơn tại châu Âu nợ nần và tại cường quốc kinh tế số 2 thế giới Trung Quốc.
Bất chấp đợt bán trái phiếu khá thành công tại Tây Ban Nha hôm 15/12, sự kiện khiến các thị trường chứng khoán châu Âu và đồng euro đồng loạt đi lên, những lo lắng vẫn lơ lửng trên các thị trường về việc liệu khu vực Eurozone có thể hồi phục được từ cuộc khủng hoảng nợ tồi tệ và kéo dài mà nó đang bị chìm ngập vào đó hay không.
Nỗi lo còn mang cả tên Trung Quốc, khi hoạt động công nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước này đã lần đầu tiên giảm xuống các mức thấp nhất trong 28 tháng qua.
Xuất khẩu - động lực chính cho mức tăng trưởng "thần kỳ" của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua, cũng được dự báo sẽ giảm xuống trong năm 2012 sắp tới, kéo tăng trưởng của cường quốc kinh tế số 1 châu Á xuống mức dưới 9% - mức thấp lần đầu tiên trong hơn 1 thập niên trở lại đây.
Ngay từ phiên đầu tuần 12/12, giá dầu đã đồng loạt giảm trên tất cả các thị trường ở cả hai bờ Đại Tây Dương trong bối cảnh các nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng, bất chấp những tiến bộ mà các lãnh đạo châu Âu mới đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vừa kết thúc.
Tại hội nghi này, tất cả các nước thành viên EU, trừ Anh, cùng toàn bộ 17 thành viên của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã nhất trí tham gia "liên minh tài khóa" mới của Khu vực, nhằm thắt chặt kỷ luật ngân sách và giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đang đe dọa liên minh tiền tệ này.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, kết quả của hội nghị trên vẫn chưa đủ để làm yên lòng các nhà đầu tư và giới giao dịch còn đang chờ đợi cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) diễn ra tại Vienna (Áo) vào ngày 14/12.
Chốt phiên đầu tuần trên thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2012 tăng nhẹ 9 xu lên 97,86 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại giảm 4 xu xuống 107,22 USD/thùng.
"Vàng đen" hồi phục trở lại trong phiên 13/12 song lại tiếp tục “lún sâu” trong phiên 14/12 do những nỗi ám ảnh rằng cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng tại châu Âu không có dấu hiệu được cải thiện, thậm chí có khả năng ngày càng lan rộng. Giá dầu lao dốc trong phiên này còn do thị trường đón nhận thông tin OPEC đã nhất trí tăng sản lượng lên mức 30 triệu thùng/ngày đồng thời thừa nhận đã phá vỡ hạn ngạch đề ra.
Sản lượng của OPEC (không tính Iraq) trong tháng 11/2011 đã cao hơn 11% (tức khoảng hơn 3 triệu thùng) so với hạn ngạch chính thức hiện tại của khối là 24,8 triệu thùng/ngày. Riêng trong phiên 14/12, giá dầu ngọt nhẹ trên thị trường New York đã "bốc hơi" hơn 5,0% và chốt phiên giảm 5,19 USD xuống còn 94,95 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc cũng giảm 4,48 USD xuống 105,02 USD/thùng.
Sang phiên giao dịch 15/12, giá dầu đi theo xu hướng biến động không đồng nhất tại New York và London sau khi tăng nhẹ tại châu Á, chủ yếu do hoạt động "săn" hàng giá rẻ của một số nhà đầu tư sau khi "vàng đen" mất giá mạnh trong phiên liền trước. Mặc dù vậy, các thị trường dầu mỏ đã được hỗ trợ khá tốt trong phiên này, khi cùng ngày, thị trường đón nhận một loạt thông tin tốt từ châu Âu, mà cụ thể là từ Tây Ban Nha, và từ nền kinh tế đầu tàu Mỹ.
Bộ Lao động Mỹ ngày 15/12 cho biết lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước (kết thúc ngày 9/12) đã bất ngờ giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua, trong khi Bộ Thương Mại Mỹ cùng ngày cũng công bố thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này trong quý III cũng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm qua, phần lớn nhờ vào xuất khẩu gia tăng. Trong khi đó tại đợt đấu thầu trái phiếu của Tây Ban Nha, chính phủ nươc này đã bán được 6 tỷ euro (7,8 tỷ USD) trái phiếu, gần gấp đôi mục tiêu đặt ra trước đó chỉ là 2,5-3,5 tỷ euro, mở ra cơ hội cho một mức lãi suất vay mượn cạnh tranh hơn cho khu vực nợ nần Eurozone.
Tuy nhiên, giá dầu vẫn bị kìm hãm trong phiên này do các nhà đầu tư vẫn lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc - cường quốc kinh tế số một châu Á, thứ hai thế giới. Theo số liệu mới nhất, hoạt động công nghiệp trong tháng 12 và đầu tư nước ngoài (FDI) trong tháng 11 của Trung Quốc đều sụt giảm, với hoạt động công nghiệp là tháng giảm thứ hai liên tiếp, còn với FDI là lần sụt giảm đầu tiên trong vòng 28 tháng trở lại đây.
Nhiều chuyên gia dự báo, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2011 có thể sẽ sụt giảm, kéo tăng trưởng kinh tế tụt xuống dưới mức 9% lần đầu tiên trong hơn một thập niên qua. Là quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới, sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ tác động mạnh đến giá dầu.
Trong phiên cuối tuần 16/12, giá dầu vừa "manh nha" được hậu thuẫn bởi đồng USD yếu đi, thì lại bị "bồi" một cú đánh dập xuống khi hãng xếp hạng tín dụng Fitch cùng ngày đã chuyển mức xếp hạng cao nhất 3 chữ A của Pháp xuống vùng tiêu cực với cảnh báo rằng nền kinh tế lớn thứ hai khu vực Eurozone này có khả năng sẽ bị mất hạng cao nhất trên, đồng thời hãng cũng sẽ sớm hạ bậc xếp hạng của 6 nước Eurozone khác, trong đó có Tây Ban Nha và Italy.
Khép lại phiên cuối tuần, tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2012 đứng ở mức 94,01 USD/thùng, tụt lùi so với mức chốt của cuối tuần trước nữa là 98,38 USD/thùng. Còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 2/2012 cũng giảm xuống còn 103,95 USD/thùng, đi xuống so với 108,92 USD/thùng của cuối tuần trước nữa.
Nhìn chung, vấn đề chính đối với các thị trường hiện nay, trong đó có thị trường dầu mỏ, vẫn là châu Âu - nhà phân tích Phil Flynn thuộc PFG Best khẳng định -"Châu Âu vẫn tiếp tục làm lỡ cơ hội của các nhà đầu tư và vẫn là nhân tố ngáng trở các thị trường"./.
Bất chấp đợt bán trái phiếu khá thành công tại Tây Ban Nha hôm 15/12, sự kiện khiến các thị trường chứng khoán châu Âu và đồng euro đồng loạt đi lên, những lo lắng vẫn lơ lửng trên các thị trường về việc liệu khu vực Eurozone có thể hồi phục được từ cuộc khủng hoảng nợ tồi tệ và kéo dài mà nó đang bị chìm ngập vào đó hay không.
Nỗi lo còn mang cả tên Trung Quốc, khi hoạt động công nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước này đã lần đầu tiên giảm xuống các mức thấp nhất trong 28 tháng qua.
Xuất khẩu - động lực chính cho mức tăng trưởng "thần kỳ" của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua, cũng được dự báo sẽ giảm xuống trong năm 2012 sắp tới, kéo tăng trưởng của cường quốc kinh tế số 1 châu Á xuống mức dưới 9% - mức thấp lần đầu tiên trong hơn 1 thập niên trở lại đây.
Ngay từ phiên đầu tuần 12/12, giá dầu đã đồng loạt giảm trên tất cả các thị trường ở cả hai bờ Đại Tây Dương trong bối cảnh các nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng, bất chấp những tiến bộ mà các lãnh đạo châu Âu mới đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vừa kết thúc.
Tại hội nghi này, tất cả các nước thành viên EU, trừ Anh, cùng toàn bộ 17 thành viên của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã nhất trí tham gia "liên minh tài khóa" mới của Khu vực, nhằm thắt chặt kỷ luật ngân sách và giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đang đe dọa liên minh tiền tệ này.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, kết quả của hội nghị trên vẫn chưa đủ để làm yên lòng các nhà đầu tư và giới giao dịch còn đang chờ đợi cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) diễn ra tại Vienna (Áo) vào ngày 14/12.
Chốt phiên đầu tuần trên thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2012 tăng nhẹ 9 xu lên 97,86 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại giảm 4 xu xuống 107,22 USD/thùng.
"Vàng đen" hồi phục trở lại trong phiên 13/12 song lại tiếp tục “lún sâu” trong phiên 14/12 do những nỗi ám ảnh rằng cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng tại châu Âu không có dấu hiệu được cải thiện, thậm chí có khả năng ngày càng lan rộng. Giá dầu lao dốc trong phiên này còn do thị trường đón nhận thông tin OPEC đã nhất trí tăng sản lượng lên mức 30 triệu thùng/ngày đồng thời thừa nhận đã phá vỡ hạn ngạch đề ra.
Sản lượng của OPEC (không tính Iraq) trong tháng 11/2011 đã cao hơn 11% (tức khoảng hơn 3 triệu thùng) so với hạn ngạch chính thức hiện tại của khối là 24,8 triệu thùng/ngày. Riêng trong phiên 14/12, giá dầu ngọt nhẹ trên thị trường New York đã "bốc hơi" hơn 5,0% và chốt phiên giảm 5,19 USD xuống còn 94,95 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc cũng giảm 4,48 USD xuống 105,02 USD/thùng.
Sang phiên giao dịch 15/12, giá dầu đi theo xu hướng biến động không đồng nhất tại New York và London sau khi tăng nhẹ tại châu Á, chủ yếu do hoạt động "săn" hàng giá rẻ của một số nhà đầu tư sau khi "vàng đen" mất giá mạnh trong phiên liền trước. Mặc dù vậy, các thị trường dầu mỏ đã được hỗ trợ khá tốt trong phiên này, khi cùng ngày, thị trường đón nhận một loạt thông tin tốt từ châu Âu, mà cụ thể là từ Tây Ban Nha, và từ nền kinh tế đầu tàu Mỹ.
Bộ Lao động Mỹ ngày 15/12 cho biết lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước (kết thúc ngày 9/12) đã bất ngờ giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua, trong khi Bộ Thương Mại Mỹ cùng ngày cũng công bố thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này trong quý III cũng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm qua, phần lớn nhờ vào xuất khẩu gia tăng. Trong khi đó tại đợt đấu thầu trái phiếu của Tây Ban Nha, chính phủ nươc này đã bán được 6 tỷ euro (7,8 tỷ USD) trái phiếu, gần gấp đôi mục tiêu đặt ra trước đó chỉ là 2,5-3,5 tỷ euro, mở ra cơ hội cho một mức lãi suất vay mượn cạnh tranh hơn cho khu vực nợ nần Eurozone.
Tuy nhiên, giá dầu vẫn bị kìm hãm trong phiên này do các nhà đầu tư vẫn lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc - cường quốc kinh tế số một châu Á, thứ hai thế giới. Theo số liệu mới nhất, hoạt động công nghiệp trong tháng 12 và đầu tư nước ngoài (FDI) trong tháng 11 của Trung Quốc đều sụt giảm, với hoạt động công nghiệp là tháng giảm thứ hai liên tiếp, còn với FDI là lần sụt giảm đầu tiên trong vòng 28 tháng trở lại đây.
Nhiều chuyên gia dự báo, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2011 có thể sẽ sụt giảm, kéo tăng trưởng kinh tế tụt xuống dưới mức 9% lần đầu tiên trong hơn một thập niên qua. Là quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới, sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ tác động mạnh đến giá dầu.
Trong phiên cuối tuần 16/12, giá dầu vừa "manh nha" được hậu thuẫn bởi đồng USD yếu đi, thì lại bị "bồi" một cú đánh dập xuống khi hãng xếp hạng tín dụng Fitch cùng ngày đã chuyển mức xếp hạng cao nhất 3 chữ A của Pháp xuống vùng tiêu cực với cảnh báo rằng nền kinh tế lớn thứ hai khu vực Eurozone này có khả năng sẽ bị mất hạng cao nhất trên, đồng thời hãng cũng sẽ sớm hạ bậc xếp hạng của 6 nước Eurozone khác, trong đó có Tây Ban Nha và Italy.
Khép lại phiên cuối tuần, tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2012 đứng ở mức 94,01 USD/thùng, tụt lùi so với mức chốt của cuối tuần trước nữa là 98,38 USD/thùng. Còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 2/2012 cũng giảm xuống còn 103,95 USD/thùng, đi xuống so với 108,92 USD/thùng của cuối tuần trước nữa.
Nhìn chung, vấn đề chính đối với các thị trường hiện nay, trong đó có thị trường dầu mỏ, vẫn là châu Âu - nhà phân tích Phil Flynn thuộc PFG Best khẳng định -"Châu Âu vẫn tiếp tục làm lỡ cơ hội của các nhà đầu tư và vẫn là nhân tố ngáng trở các thị trường"./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)