Thị trường dầu mỏ thế giới tiếp tục có thêm một tuần giao dịch thảm bại trong tuần qua sau khi đã có những tuần giao dịch tồi tệ, thậm chí tồi nhất kể từ đầu năm, trong các tuần trước nữa.
Nguyên nhân, vẫn là những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu, những bất ổn mới về chính trị và kinh tế tại Hy Lạp và Tây Ban Nha, cùng những số liệu kinh tế đáng thất vọng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, giới đầu tư bán tống bán tháo hàng hóa (cả cổ phiếu lẫn các nguyên liệu thô, trong đó có dầu mỏ để thu về tiền mặt,) đẩy đồng USD - đơn vị tiền tệ định giá và giao dịch dầu thô, tăng cao, khiến mọi hàng hóa, trong đó có dầu thô, trở nên đắt đỏ hơn và từ đó tất yếu kéo nhu cầu cũng như giá dầu đi xuống.
Đồng bạc xanh và trái phiếu chính phủ Đức, Mỹ trở thành các kênh đầu tư và nắm giữ an toàn nhất tại thời điểm hiện tại.
Ngay trong phiên giao dịch đầu tuần 14/5, giá dầu đã cắm đầu lao dốc trên các thị trường khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu, kèm thêm vào đó là lời kêu gọi hạ giá "vàng đen" của Arập Xêút, quốc gia thành viên của Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Ngoài cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia đang ngập trong nợ nần Hy Lạp thì tình hình tài chính tại Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha cũng khiến giới đầu tư "đứng ngồi không yên."
Đà giảm tiếp tục lan sang phiên 15/5 khi giá dầu có lúc đã chạm mức thấp nhất trong năm tháng qua khi lùi về gần mức 94 USD/thùng.
Những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại của hai nền kinh tế tiêu thụ nhiều dầu mỏ nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, việc khó thành lập chính phủ tại Hy Lạp sau cuộc bầu cử mới nhất (để từ đó quốc gia nợ nần này có thể nhận được gói cứu trợ thứ hai do Liên minh châu Âu (EU) và (IMF) phối hợp cung cấp), cùng những vấn đề về tài chính-ngân hàng tại Italy và Tây Ban Nha, tiếp tục "đè" giá dầu đi xuống.
Bên cạnh đó, "vàng đen" phiên này còn chịu thêm áp lực từ thông báo của Arập Xêút cho biết dự trữ dầu thô toàn cầu có thể đã tăng trước khi nhu cầu được dự báo sẽ mạnh lên kể từ tháng Bảy tới.
Bước sang phiên 16/5, giá dầu ngọt nhẹ tiếp tục lùi sâu xuống mức thấp nhất 6 tháng qua, khi thông tin cho hay nỗ lực thành lập chính phủ tại Hy Lạp tiếp tục thất bại, làm dấy lên lo ngại rằng Athens có thể sẽ không thực hiện được những cam kết mà các tổ chức quốc tế đưa ra để đổi lấy gói cứu trợ tài chính mới, đồng thời đẩy nước này tới nguy cơ bị loại khỏi Eurozone (Văn phòng Tổng thống Hy Lạp cho biết nước này sẽ tổ chức các cuộc bầu cử mới vào ngày 17/6 tới).
Ngoài ra, giá dầu còn chịu áp lực đi xuống bởi báo cáo mới nhất của Viện dầu khí quốc gia Mỹ (API) cho thấy dự trữ dầu thô của nước này trong tuần trước đã tăng tới 6,6 triệu thùng, vượt xa dự báo của giới phân tích (chỉ tăng 1,5 triệu thùng), báo hiệu nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tại nền kinh tế số một thế giới đang có xu hướng suy giảm.
"Hung tin" này đã làm át đi tin tức khả quan về tăng trưởng kinh tế của Khu vực Eurozone trong quý 1/2012 (dù không thay đổi ở mức 0%, và thấp hơn mức dự báo trước đó là 0,2%) song vẫn giữ khu vực này nằm ngoài suy thoái, nhờ mức tăng trưởng GDP tốt hơn dự kiến của Đức, nền kinh tế lớn nhất Eurozone, trong quý 1/2012 là 0,5%.
Trong phiên 17/5, giá dầu vào đầu phiên đã bớt tuột dốc và giữ được mức tương đối ổn định sau nhiều phiên trượt giảm sâu trước đó chủ yếu do hoạt động mua vào được đẩy lên sau khi giá đã bị giảm quá nhanh.
Tuy nhiên, vào cuối phiên, "vàng đen" lại tiếp tục trượt sâu xuống các mức thấp nhất trong gần sáu tháng khi thị trường không nguôi những lo ngại về châu Âu trước nguy cơ khủng hoảng nợ Hy Lạp lan rộng ra toàn khối Eurozone, đe dọa nhu cầu dầu trên toàn cầu.
Đóng cửa phiên 17/5 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6/2012 giảm xuống 92,56 USD/thùng - mức thấp nhất của hợp đồng này kể từ ngày 1/11/2011.
Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 7/2012 cũng trượt xuống 107,49 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ ngày 30/12/2011.
Đà trượt giảm vẫn không "buông tha" cho nguyên liệu chiến lược này khi vào phiên cuối tuần 18/5, giá hai hợp đồng chủ chốt trên lại tiếp tục "bốc hơi" và thiết lập các mức thấp kỷ lục mới trong nhiều tháng.
"Thủ phạm" chính vẫn là châu Âu và Khu vực Eurozone khi các nhà phân tích cho rằng, tại thời điểm này, có vẻ như thị trường đang quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề hiện tại của châu Âu hơn là những bất ổn tại khu vực Trung Đông.
Đóng cửa phiên cuối tuần 18/5, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 7/2012 tụt xuống 106,40 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ ngày 21/12/2011 và thấp hơn so với mức chốt lại của cuối tuần trước nữa là 112,46 USD/thùng.
Trong khi đó, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6/2012 giảm xuống 91,60 USD/thùng - mức đáy kể từ ngày 3/11/2011 và cũng thấp hơn so với mức chốt lại của cuối tuần trước nữa là 96,75 USD/thùng.
Tuy vậy, nhận định về giá dầu thời gian tới, chuyên gia phân tích Tom Bentz thuộc công ty BNP Paribas cảnh báo rằng những căng thẳng địa chính trị liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran có thể đẩy giá dầu tăng cao hơn vào cuối tháng này, khi các cường quốc nối lại cuộc đàm phán về vấn đề này.
Cuộc họp dự kiến diễn ra ngày 23/5 tới tại Baghdad, ngoài Iran, còn có sự tham gia của Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ./.
Nguyên nhân, vẫn là những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu, những bất ổn mới về chính trị và kinh tế tại Hy Lạp và Tây Ban Nha, cùng những số liệu kinh tế đáng thất vọng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, giới đầu tư bán tống bán tháo hàng hóa (cả cổ phiếu lẫn các nguyên liệu thô, trong đó có dầu mỏ để thu về tiền mặt,) đẩy đồng USD - đơn vị tiền tệ định giá và giao dịch dầu thô, tăng cao, khiến mọi hàng hóa, trong đó có dầu thô, trở nên đắt đỏ hơn và từ đó tất yếu kéo nhu cầu cũng như giá dầu đi xuống.
Đồng bạc xanh và trái phiếu chính phủ Đức, Mỹ trở thành các kênh đầu tư và nắm giữ an toàn nhất tại thời điểm hiện tại.
Ngay trong phiên giao dịch đầu tuần 14/5, giá dầu đã cắm đầu lao dốc trên các thị trường khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu, kèm thêm vào đó là lời kêu gọi hạ giá "vàng đen" của Arập Xêút, quốc gia thành viên của Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Ngoài cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia đang ngập trong nợ nần Hy Lạp thì tình hình tài chính tại Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha cũng khiến giới đầu tư "đứng ngồi không yên."
Đà giảm tiếp tục lan sang phiên 15/5 khi giá dầu có lúc đã chạm mức thấp nhất trong năm tháng qua khi lùi về gần mức 94 USD/thùng.
Những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại của hai nền kinh tế tiêu thụ nhiều dầu mỏ nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, việc khó thành lập chính phủ tại Hy Lạp sau cuộc bầu cử mới nhất (để từ đó quốc gia nợ nần này có thể nhận được gói cứu trợ thứ hai do Liên minh châu Âu (EU) và (IMF) phối hợp cung cấp), cùng những vấn đề về tài chính-ngân hàng tại Italy và Tây Ban Nha, tiếp tục "đè" giá dầu đi xuống.
Bên cạnh đó, "vàng đen" phiên này còn chịu thêm áp lực từ thông báo của Arập Xêút cho biết dự trữ dầu thô toàn cầu có thể đã tăng trước khi nhu cầu được dự báo sẽ mạnh lên kể từ tháng Bảy tới.
Bước sang phiên 16/5, giá dầu ngọt nhẹ tiếp tục lùi sâu xuống mức thấp nhất 6 tháng qua, khi thông tin cho hay nỗ lực thành lập chính phủ tại Hy Lạp tiếp tục thất bại, làm dấy lên lo ngại rằng Athens có thể sẽ không thực hiện được những cam kết mà các tổ chức quốc tế đưa ra để đổi lấy gói cứu trợ tài chính mới, đồng thời đẩy nước này tới nguy cơ bị loại khỏi Eurozone (Văn phòng Tổng thống Hy Lạp cho biết nước này sẽ tổ chức các cuộc bầu cử mới vào ngày 17/6 tới).
Ngoài ra, giá dầu còn chịu áp lực đi xuống bởi báo cáo mới nhất của Viện dầu khí quốc gia Mỹ (API) cho thấy dự trữ dầu thô của nước này trong tuần trước đã tăng tới 6,6 triệu thùng, vượt xa dự báo của giới phân tích (chỉ tăng 1,5 triệu thùng), báo hiệu nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tại nền kinh tế số một thế giới đang có xu hướng suy giảm.
"Hung tin" này đã làm át đi tin tức khả quan về tăng trưởng kinh tế của Khu vực Eurozone trong quý 1/2012 (dù không thay đổi ở mức 0%, và thấp hơn mức dự báo trước đó là 0,2%) song vẫn giữ khu vực này nằm ngoài suy thoái, nhờ mức tăng trưởng GDP tốt hơn dự kiến của Đức, nền kinh tế lớn nhất Eurozone, trong quý 1/2012 là 0,5%.
Trong phiên 17/5, giá dầu vào đầu phiên đã bớt tuột dốc và giữ được mức tương đối ổn định sau nhiều phiên trượt giảm sâu trước đó chủ yếu do hoạt động mua vào được đẩy lên sau khi giá đã bị giảm quá nhanh.
Tuy nhiên, vào cuối phiên, "vàng đen" lại tiếp tục trượt sâu xuống các mức thấp nhất trong gần sáu tháng khi thị trường không nguôi những lo ngại về châu Âu trước nguy cơ khủng hoảng nợ Hy Lạp lan rộng ra toàn khối Eurozone, đe dọa nhu cầu dầu trên toàn cầu.
Đóng cửa phiên 17/5 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6/2012 giảm xuống 92,56 USD/thùng - mức thấp nhất của hợp đồng này kể từ ngày 1/11/2011.
Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 7/2012 cũng trượt xuống 107,49 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ ngày 30/12/2011.
Đà trượt giảm vẫn không "buông tha" cho nguyên liệu chiến lược này khi vào phiên cuối tuần 18/5, giá hai hợp đồng chủ chốt trên lại tiếp tục "bốc hơi" và thiết lập các mức thấp kỷ lục mới trong nhiều tháng.
"Thủ phạm" chính vẫn là châu Âu và Khu vực Eurozone khi các nhà phân tích cho rằng, tại thời điểm này, có vẻ như thị trường đang quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề hiện tại của châu Âu hơn là những bất ổn tại khu vực Trung Đông.
Đóng cửa phiên cuối tuần 18/5, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 7/2012 tụt xuống 106,40 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ ngày 21/12/2011 và thấp hơn so với mức chốt lại của cuối tuần trước nữa là 112,46 USD/thùng.
Trong khi đó, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6/2012 giảm xuống 91,60 USD/thùng - mức đáy kể từ ngày 3/11/2011 và cũng thấp hơn so với mức chốt lại của cuối tuần trước nữa là 96,75 USD/thùng.
Tuy vậy, nhận định về giá dầu thời gian tới, chuyên gia phân tích Tom Bentz thuộc công ty BNP Paribas cảnh báo rằng những căng thẳng địa chính trị liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran có thể đẩy giá dầu tăng cao hơn vào cuối tháng này, khi các cường quốc nối lại cuộc đàm phán về vấn đề này.
Cuộc họp dự kiến diễn ra ngày 23/5 tới tại Baghdad, ngoài Iran, còn có sự tham gia của Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ./.
Thùy Chi (TTXVN)