Tiếp đà đi lên từ phiên 19/7, giá vàng giao ngay trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 20/7 tại thị trường New York (Mỹ) đã tăng 0,2% lên 1.584,2 USD/ounce và giá vàng giao tháng Tám năm nay tăng lên 1.582,8 USD/ounce, do tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường cải thiện đáng kể sau khi Ngân hàng Trung ương Nga thông báo họ đã tăng dự trữ vàng trong tháng Sáu vừa qua.
Tuy nhiên, sự đi xuống của thị trường cổ phiếu và dầu thô trong phiên cùng ngày trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu còn dai dẳng đã phần nào hạn chế đà đi lên của giá vàng.
Ngân hàng Trung ương Nga trong tháng Sáu vừa qua đã mua thêm 6,2 tấn vàng, qua đó tăng dự trữ kim loại quý này lên 836,3 tấn. Những đợt mua vàng kiểu này của ngân hàng trung ương các nước là những nhân tố đứng đằng sau các đợt tăng giá mạnh của kim loại quý này trong nhiều năm qua.
Mặc dù đã tăng trở lại trong hai phiên cuối tuần, song giá vàng vẫn khép lại một tuần giao dịch có mức giảm 0,2% so với tuần trước đó, do Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ben Bernanke, trong phiên điều trần trước Quốc hội nước này trong hai ngày 17 và 18/7 vừa qua đã không đả động gì đến các biện pháp nới lỏng định lượng lần ba (QE3), khiến các nhà đầu tư không khỏi thất vọng.
Trong khi đó, kim loại quý này tỏ ra khá nhạy cảm với “thái độ” của FED về QE3. Nếu FED tung ra QE3, triển vọng lạm phát sẽ gia tăng và thúc đẩy nhiều nhà đầu tư "đổ tiền" vào vàng. Thêm vào đó, một loạt số liệu kinh tế yếu kém của Mỹ cũng làm dấy lên nỗi lo giảm phát, qua đó làm mất đi sức hấp dẫn của vàng trong vai trò là phương tiện đầu tư an toàn trong giai đoạn giảm phát.
Trong tuần giao dịch vừa qua, giá vàng đã không ít lần tiến gần hoặc giảm xuống dưới ngưỡng 1.570 USD/ounce, nhưng ngay sau đó kim loại quý này đã “xoay xở” đi lên. Theo các nhà phân tích, giá vàng nhìn chung dao động trên biên độ 1.527-1.655 USD/ounce trong ba tháng trở lại đây.
Trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 16/7 tại Sàn giao dịch kim loại New York, giá vàng giao tháng Tám năm nay giảm xuống 1.591,6 USD/ounce, giảm giá cùng chiều với thị trường chứng khoán Phố Wall, do ảnh hưởng từ số liệu đáng thất vọng về doanh số bán lẻ của Mỹ tháng trước.
Bước sang hai phiên 17/7 và 18/7 tại New York, giá vàng tiếp tục biến động theo chiều đi xuống, do những lời phát biểu của Chủ tịch Bernanke đã "vùi dập" những hy vọng của giới giao dịch về việc chính phủ nước này sẽ thực thi các biện pháp kích thích kinh tế. Đóng cửa hai phiên này, giá vàng giao tháng Tám tới lần lượt giảm xuống 1.589,5 và 1.570,8 USD/ounce.
Chấm dứt chuỗi ba phiên giảm giá liên tiếp trước đó, giá vàng trong phiên giao dịch ngày 19/7 đã quay đầu đi lên, trước sự yếu đi của đồng USD và sự đi lên của thị trường hàng hóa, dẫn đầu là giá dầu thô, trong bối cảnh căng thẳng chính trị leo thang tại Trung Đông.
Chốt phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.581,41 USD/ounce và giá vàng giao tháng Tám tới tăng 0,61% lên 1.580,4 USD/ounce. Theo giới phân tích, mối lo ngại về sự bất ổn chính trị ngày càng sâu sắc tại Syria đã thúc đẩy hoạt động mua vào vàng của một số nhà đầu tư./.
Tuy nhiên, sự đi xuống của thị trường cổ phiếu và dầu thô trong phiên cùng ngày trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu còn dai dẳng đã phần nào hạn chế đà đi lên của giá vàng.
Ngân hàng Trung ương Nga trong tháng Sáu vừa qua đã mua thêm 6,2 tấn vàng, qua đó tăng dự trữ kim loại quý này lên 836,3 tấn. Những đợt mua vàng kiểu này của ngân hàng trung ương các nước là những nhân tố đứng đằng sau các đợt tăng giá mạnh của kim loại quý này trong nhiều năm qua.
Mặc dù đã tăng trở lại trong hai phiên cuối tuần, song giá vàng vẫn khép lại một tuần giao dịch có mức giảm 0,2% so với tuần trước đó, do Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ben Bernanke, trong phiên điều trần trước Quốc hội nước này trong hai ngày 17 và 18/7 vừa qua đã không đả động gì đến các biện pháp nới lỏng định lượng lần ba (QE3), khiến các nhà đầu tư không khỏi thất vọng.
Trong khi đó, kim loại quý này tỏ ra khá nhạy cảm với “thái độ” của FED về QE3. Nếu FED tung ra QE3, triển vọng lạm phát sẽ gia tăng và thúc đẩy nhiều nhà đầu tư "đổ tiền" vào vàng. Thêm vào đó, một loạt số liệu kinh tế yếu kém của Mỹ cũng làm dấy lên nỗi lo giảm phát, qua đó làm mất đi sức hấp dẫn của vàng trong vai trò là phương tiện đầu tư an toàn trong giai đoạn giảm phát.
Trong tuần giao dịch vừa qua, giá vàng đã không ít lần tiến gần hoặc giảm xuống dưới ngưỡng 1.570 USD/ounce, nhưng ngay sau đó kim loại quý này đã “xoay xở” đi lên. Theo các nhà phân tích, giá vàng nhìn chung dao động trên biên độ 1.527-1.655 USD/ounce trong ba tháng trở lại đây.
Trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 16/7 tại Sàn giao dịch kim loại New York, giá vàng giao tháng Tám năm nay giảm xuống 1.591,6 USD/ounce, giảm giá cùng chiều với thị trường chứng khoán Phố Wall, do ảnh hưởng từ số liệu đáng thất vọng về doanh số bán lẻ của Mỹ tháng trước.
Bước sang hai phiên 17/7 và 18/7 tại New York, giá vàng tiếp tục biến động theo chiều đi xuống, do những lời phát biểu của Chủ tịch Bernanke đã "vùi dập" những hy vọng của giới giao dịch về việc chính phủ nước này sẽ thực thi các biện pháp kích thích kinh tế. Đóng cửa hai phiên này, giá vàng giao tháng Tám tới lần lượt giảm xuống 1.589,5 và 1.570,8 USD/ounce.
Chấm dứt chuỗi ba phiên giảm giá liên tiếp trước đó, giá vàng trong phiên giao dịch ngày 19/7 đã quay đầu đi lên, trước sự yếu đi của đồng USD và sự đi lên của thị trường hàng hóa, dẫn đầu là giá dầu thô, trong bối cảnh căng thẳng chính trị leo thang tại Trung Đông.
Chốt phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.581,41 USD/ounce và giá vàng giao tháng Tám tới tăng 0,61% lên 1.580,4 USD/ounce. Theo giới phân tích, mối lo ngại về sự bất ổn chính trị ngày càng sâu sắc tại Syria đã thúc đẩy hoạt động mua vào vàng của một số nhà đầu tư./.
Như Mai (TTXVN)