Thiết bị cảm biến nano giúp phát hiện các độc tố gây ung thư

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các nhà khoa học Mỹ vừa nghiên cứu phát triển một loại thiết bị cảm biến nhỏ xíu có thể giúp phát hiện các độc tố gây ra căn bệnh ung thư, mặc dù với lượng rất nhỏ, hay theo dõi hiệu quả các loại thuốc điều trị căn bệnh này trong các tế bào sống của cơ thể người.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các nhà khoa học Mỹ vừa nghiên cứu phát triển một loại thiết bị cảm biến nhỏ xíu có thể giúp phát hiện các độc tố gây ra căn bệnh ung thư, mặc dù với lượng rất nhỏ, hay theo dõi hiệu quả các loại thuốc điều trị căn bệnh này trong các tế bào sống của cơ thể người.

Kết quả nghiên cứu này, được đăng tải trên Tạp chí "Nature Nanotechnology", đã giúp các nhà khoa học có một thiết bị mới để xác định một số loại hóa chất trong cơ thể con người.

Nhà khoa học Michael Strano của Học viện công nghệ Massachuset cho biết thiết bị này thậm chí còn nhỏ hơn nhiều so với một tế bào sống trong cơ thể con người. Vì thế, nó có thể được đặt vào những vị trí mà các thiết bị cảm biến khác lớn hơn không thể tiếp cận được.

Thiết bị được làm bằng ống nano cácbon, sau đó được phủ ADN. Có thể tiêm thiết bị mới này vào tế bào sống một cách an toàn do nó được bọc bởi các ADN. Tế bào sẽ "nuốt" lớp prôtêin phủ ngoài và "nhả" thiết bị ra. Thiết bị phát huỳnh quang có thể phát hiện trong một dải quang phổ, trong khi các mô của người không phát sáng trong dải quang phổ này. Tín hiệu đèn thay đổi khi thiết bị tương tác với ADN bên trong tế bào và những thay đổi này giúp các nhà khoa học xác định phân tử lạ.

Hiện nay, các nhà khoa học cũng đang tiến hành nghiên cứu sử dụng vật liệu nano để phát triển những phương pháp mới đưa thuốc vào cơ thể hay cải tiến việc chẩn đoán bệnh./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục