Thiết bị thăm dò trên vệ tinh Queqiao bắt đầu hoạt động

Các ăng-ten của máy đo sóng thấp tần trên vệ tinh Queqiao bung mở và các nhà thiên văn học hy vọng thiết bị thăm dò trên sẽ giúp họ có thể nghe thấy âm thanh trong phạm vi xa hơn.
Xe tự hành-Thỏ Ngọc 2 (Yutu-2) do bộ phận hạ cánh của tàu vũ trụ Hằng Nga 4 chụp ngày 11/1. (Ảnh: THX/TTXVN)
Xe tự hành-Thỏ Ngọc 2 (Yutu-2) do bộ phận hạ cánh của tàu vũ trụ Hằng Nga 4 chụp ngày 11/1. (Ảnh: THX/TTXVN)

Một thiết bị thăm dò, do các nhà khoa học Hà Lan và Trung Quốc hợp tác chế tạo và gắn trên vệ tinh tiếp âm Queqiao, thực hiện sứ mệnh Hằng Nga 4 của Trung Quốc, đã bắt đầu hoạt động thăm dò khoa học.

Theo Cơ quan Điều khiển Vũ trụ quốc gia Trung Quốc, các ăng-ten của máy đo sóng thấp tần trên vệ tinh Queqiao (Cầu Ô Thước) đã bung mở và các nhà thiên văn học hy vọng thiết bị thăm dò trên sẽ giúp họ có thể nghe thấy âm thanh trong phạm vi xa hơn trong vũ trụ.

Ngày 21/5/2018, Trung Quốc đã phóng vệ tinh tiếp âm Queqiao nhằm thiết lập đường liên lạc giữa Trái Đất và phía không nhìn thấy của Mặt Trăng.

[Trung Quốc tuyên bố Hằng Nga 4 hoàn thành sứ mệnh trên Mặt Trăng]

Vệ tinh này được phóng vào một quỹ đạo quầng quay quanh điểm Lagrange - 2 của hệ Trái Đất-Mặt Trăng, nằm cách Trái Đất gần 500.000km. Đây là vệ tinh liên lạc đầu tiên trên thế giới hoạt trong quỹ đạo như vậy.

Với sự hỗ trợ của vệ tinh Queqiao, tàu thăm dò Hằng Nga-4 của Trung Quốc đã thực hiện thành công chuyến hạ cánh đầu tiên trong lịch sử vào ngày 3/1/2019 lên miệng hố nham thạch Von Karman ở Cực Nam - Bồn địa Aitken, bên phía không nhìn thấy của Mặt Trăng.

Các nhà khoa học cho biết thiết bị thăm dò gắn trên vệ tinh tiếp âm Queqiao có khả năng quan sát các xung vô tuyến nhanh từ Trái Đất, Sao Mộc và các hành tinh khác; thực hiện các nhiệm vụ quan sát phối hợp với máy đo sóng thấp tần trên tàu đổ bộ Hằng Nga-4 và các dụng cụ tương tự trên Trái Đất, đồng thời hỗ trợ việc thăm dò các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục