Một mùa Trung Thu lại đến với các em thiếu nhi trên khắp mọi miền đất nước. Trung Thu là dịp thật đặc biệt để các em được tận hưởng nhiều niềm vui tuổi thơ, được bố mẹ đưa đi sắm đồ chơi, được ăn bánh nướng bánh dẻo và chơi nhiều trò chơi truyền thống.
Dịp này, các em thiếu nhi thành phố còn được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn, gặp gỡ nhiều thần tượng, trong khi đó, các em thiếu nhi vùng sâu vùng xa vẫn "đói" các chương trình văn hóa nghệ thuật.
Tràn ngập các chương trình nghệ thuật cho trẻ em Thủ đô
Dịp Trung Thu năm nay, rất nhiều chương trình nghệ thuật dành cho thiếu nhi Thủ đô được dàn dựng và ra mắt. Trên các đường phố đều có thể bắt gặp nhiều băngrôn quảng cáo các chương trình biểu diễn nghệ thuật cho thiếu nhi. Lướt qua một lượt sẽ thấy những gương mặt nghệ sỹ khá quen thuộc trong các chương trình thiếu nhi như Xuân Bắc-Tự Long, nghệ sỹ Hồng Kỳ; nghệ sỹ Chí Trung, cặp nghệ sỹ hài Vân Dung-Quang Thắng.
Nhà hát Tuổi trẻ đã dựng ba chương trình biểu diễn ở ba địa điểm khác nhau bao gồm ca nhạc tạp kỹ, cổ tích cười và hài kịch để để các em lựa chọn.
Dịp Trung Thu năm nay, các nghệ sỹ Liên đoàn Xiếc Việt Nam hoạt động khá sôi động. Các buổi diễn diễn “Lân, sư, sen, rồng” diễn ra tưng bừng liên tục từ trước Rằm Trung Thu khoảng hai tuần. Hầu hết các buổi diễn đến nay đều là phục vụ theo hợp đồng mà nhiều đơn vị đã đặt hàng. Những buổi diễn còn vé lẻ bán cho khách là rất ít.
Theo nghệ sỹ nhân dân Vũ Ngoạn Hợp, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, nhu cầu về các chương trình văn hóa nghệ thuật cho thiếu nhi vào dịp Trung Thu là rất lớn. Năm nay, Trung Thu diễn ra vào dịp cuối tuần nên hầu hết các ông bố, bà mẹ đều có thể lựa chọn đưa con đến một trong số các chương trình biểu diễn nghệ thuật.
Còn Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vẫn duy trì đều đặn các hoạt động cho đông đảo thiếu nhi Thủ đô và vùng lân cận tham gia mỗi dịp Trung Thu. Năm nay, Bảo tàng Dân tộc dành cho các em chương trình hấp dẫn với nhiều trò chơi dân gian; giúp các em tự tay làm các món ăn dịp Trung Thu và chương trình văn nghệ đậm chất dân gian.
Chương trình của Bảo tàng Dân tộc học không chỉ muốn giúp các em có một Trung Thu ý nghĩa mà còn qua đó góp phần giáo dục văn hóa vùng miền cho thiếu nhi.
Ngoài ra, còn có rất nhiều chương trình nghệ thuật, trao quà từ thiện do nhiều nhóm cá nhân, tập thể tổ chức, dành tặng cho trẻ em nghèo, trẻ em bị bệnh hiểm nghèo đang điều trị tại các bệnh viện...
Trẻ em vùng sâu vùng xa vẫn "đói" văn hóa nghệ thuật
Trong khi các em thiếu nhi ở thành phố lớn được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn, gặp gỡ nhiều thần tượng trong các dịp lễ, Tết thì điều này lại là khá xa xỉ với các em thiếu nhi vùng sâu vùng xa.
Xét một cách toàn diện, mảng văn hóa nghệ thuật dành cho thiếu nhi nói chung vẫn là phần đang bị "hổng," chưa thực sự được quan tâm đầu tư nhiều. Đời sống tinh thần của trẻ em vùng sâu, vùng xa vẫn khá thiệt thòi. Mỗi năm các em được xem một chương trình nghệ thuật, bất kể là chương trình xiếc, ca nhạc, hài kịch cũng là điều hết sức đáng quý.
Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam Vũ Ngoạn Hợp cho biết: “Trẻ em ở thành phố có nhiều lựa chọn hơn các em ở tỉnh. Hơn ai hết, chúng tôi hiểu rằng người dân ở các tỉnh, nhất là các tỉnh khu vực vùng sâu, vùng xa rất 'khát' các chương trình văn hóa nghệ thuật, luôn mong muốn có đoàn trung ương về biểu diễn.”
Do đó, ngay từ đầu tháng, các đoàn của Liên đoàn Xiếc đã đi diễn chương trình phục vụ Trung Thu ở rất nhiểu tỉnh phía Bắc để phần nào đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân, nhất là trẻ em…
Tuy nhiên nghệ sỹ Vũ Ngoạn Hợp cũng chia sẻ, các chuyến lưu diễn đến được với vùng sâu, vùng xa cũng lắm nỗi gian nan. Để thu hút được nhiều khán giả đến với chương trình thì phải tiến hành quảng cáo, càng nhiều khán giả đến xem thì giá vé sẽ giảm. Mà muốn nhiều khán giả biết đến chương trình thì cần phải treo băngrôn quảng cáo ở nhiều nơi, tuy nhiên số lượng băngrôn được phép treo bị hạn chế và chỉ được treo trong thời gian quy định, nếu không sẽ vi phạm quy định của Luật quảng cáo.
Nhà nước đầu tư cho các đơn vị kinh phí để thực hiện chương trình biểu diễn, nhưng nếu chương trình biểu diễn không đến được với đông đảo khán giả thì rõ ràng tiền đầu tư đó không hiệu quả. Vì thế Liên đoàn Xiếc Việt Nam cũng như nhiều đơn vị nghệ thuật rơi vào vòng khó khăn luẩn quẩn, chưa tính được cách làm hiệu quả.
Còn Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Trương Nhuận thì cho biết ở nhiều nước trên thế giới, hàng năm các nhà hát đều có các dự án biểu diễn dành riêng cho thiếu nhi và kinh phí thực hiện dự án từ các quỹ của Chính phủ hoặc của cộng đồng đóng góp. Đây chính là sự đầu tư rất lớn dành cho trẻ em vì họ hiểu đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai, lợi nhuận từ các chương trình nghệ thuật cho thiếu nhi không tính bằng tiền bán vé mà ở lợi ích tinh thần cho các thế hệ sau của cả một đất nước.
Việt Nam có quỹ phúc lợi nhưng thường các tổ chức xã hội, doanh nghiệp thờ ơ, rất ít doanh nghiệp bỏ tiền dàn dựng chương trình cho thiếu nhi. Các nhà hát tự bỏ tiền dựng cũng chỉ được một đến hai chương trình một năm.
Liên đoàn Xiếc Việt Nam và Nhà hát Tuổi trẻ là hai đơn vị thường xuyên có dàn dựng, biểu diễn các chương trình văn hóa nghệ thuật phục vụ thiếu nhi cũng như chào hàng, tiếp thị các chương trình đến tận trường học. Tuy vậy, hai đơn vị này cũng không thể liên tục dàn dựng, ra mắt chương trình đều đặn hàng tuần, hàng tháng mà thường tập trung vào các dịp như Tết, 1/6, chào đón năm học mới, Trung Thu, chào Hè…
Chương trình của Liên đoàn Xiếc thường thiên về xiếc, còn Nhà hát Tuổi trẻ thiên về ca nhạc tạp kỹ với các tiết mục hát múa ngộ nghĩnh, hài kịch. Cũng có chương trình hai đơn vị này cùng kết hợp lại làm chương trình. Hàng năm, Liên đoàn xiếc Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ đều thực hiện hàng trăm chuyến lưu diễn phục vụ các em thiếu nhi ở các tỉnh, thành phố.
Theo Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam Vũ Ngoạn Hợp, "đối với khán giả vùng sâu, vùng xa cần có chính sách biểu diễn miễn phí để phục vụ các em thiếu nhi, nhất là vào các dịp như Tết Trung Thu, ngày 1/6." Tuy biểu diễn miễn phí nhưng cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải có quy định cụ thể nhằm đảm bảo mức chi phí tối thiểu cho đoàn diễn, để người nghệ sỹ được diễn, yên tâm cống hiến, sáng tạo mà không phải lo đến gánh nặng chi phí, giá vé, đời sống, còn người dân thì được thưởng thức nghệ thuật thực sự./.
Dịp này, các em thiếu nhi thành phố còn được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn, gặp gỡ nhiều thần tượng, trong khi đó, các em thiếu nhi vùng sâu vùng xa vẫn "đói" các chương trình văn hóa nghệ thuật.
Tràn ngập các chương trình nghệ thuật cho trẻ em Thủ đô
Dịp Trung Thu năm nay, rất nhiều chương trình nghệ thuật dành cho thiếu nhi Thủ đô được dàn dựng và ra mắt. Trên các đường phố đều có thể bắt gặp nhiều băngrôn quảng cáo các chương trình biểu diễn nghệ thuật cho thiếu nhi. Lướt qua một lượt sẽ thấy những gương mặt nghệ sỹ khá quen thuộc trong các chương trình thiếu nhi như Xuân Bắc-Tự Long, nghệ sỹ Hồng Kỳ; nghệ sỹ Chí Trung, cặp nghệ sỹ hài Vân Dung-Quang Thắng.
Nhà hát Tuổi trẻ đã dựng ba chương trình biểu diễn ở ba địa điểm khác nhau bao gồm ca nhạc tạp kỹ, cổ tích cười và hài kịch để để các em lựa chọn.
Dịp Trung Thu năm nay, các nghệ sỹ Liên đoàn Xiếc Việt Nam hoạt động khá sôi động. Các buổi diễn diễn “Lân, sư, sen, rồng” diễn ra tưng bừng liên tục từ trước Rằm Trung Thu khoảng hai tuần. Hầu hết các buổi diễn đến nay đều là phục vụ theo hợp đồng mà nhiều đơn vị đã đặt hàng. Những buổi diễn còn vé lẻ bán cho khách là rất ít.
Theo nghệ sỹ nhân dân Vũ Ngoạn Hợp, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, nhu cầu về các chương trình văn hóa nghệ thuật cho thiếu nhi vào dịp Trung Thu là rất lớn. Năm nay, Trung Thu diễn ra vào dịp cuối tuần nên hầu hết các ông bố, bà mẹ đều có thể lựa chọn đưa con đến một trong số các chương trình biểu diễn nghệ thuật.
Còn Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vẫn duy trì đều đặn các hoạt động cho đông đảo thiếu nhi Thủ đô và vùng lân cận tham gia mỗi dịp Trung Thu. Năm nay, Bảo tàng Dân tộc dành cho các em chương trình hấp dẫn với nhiều trò chơi dân gian; giúp các em tự tay làm các món ăn dịp Trung Thu và chương trình văn nghệ đậm chất dân gian.
Chương trình của Bảo tàng Dân tộc học không chỉ muốn giúp các em có một Trung Thu ý nghĩa mà còn qua đó góp phần giáo dục văn hóa vùng miền cho thiếu nhi.
Ngoài ra, còn có rất nhiều chương trình nghệ thuật, trao quà từ thiện do nhiều nhóm cá nhân, tập thể tổ chức, dành tặng cho trẻ em nghèo, trẻ em bị bệnh hiểm nghèo đang điều trị tại các bệnh viện...
Trẻ em vùng sâu vùng xa vẫn "đói" văn hóa nghệ thuật
Trong khi các em thiếu nhi ở thành phố lớn được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn, gặp gỡ nhiều thần tượng trong các dịp lễ, Tết thì điều này lại là khá xa xỉ với các em thiếu nhi vùng sâu vùng xa.
Xét một cách toàn diện, mảng văn hóa nghệ thuật dành cho thiếu nhi nói chung vẫn là phần đang bị "hổng," chưa thực sự được quan tâm đầu tư nhiều. Đời sống tinh thần của trẻ em vùng sâu, vùng xa vẫn khá thiệt thòi. Mỗi năm các em được xem một chương trình nghệ thuật, bất kể là chương trình xiếc, ca nhạc, hài kịch cũng là điều hết sức đáng quý.
Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam Vũ Ngoạn Hợp cho biết: “Trẻ em ở thành phố có nhiều lựa chọn hơn các em ở tỉnh. Hơn ai hết, chúng tôi hiểu rằng người dân ở các tỉnh, nhất là các tỉnh khu vực vùng sâu, vùng xa rất 'khát' các chương trình văn hóa nghệ thuật, luôn mong muốn có đoàn trung ương về biểu diễn.”
Do đó, ngay từ đầu tháng, các đoàn của Liên đoàn Xiếc đã đi diễn chương trình phục vụ Trung Thu ở rất nhiểu tỉnh phía Bắc để phần nào đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân, nhất là trẻ em…
Tuy nhiên nghệ sỹ Vũ Ngoạn Hợp cũng chia sẻ, các chuyến lưu diễn đến được với vùng sâu, vùng xa cũng lắm nỗi gian nan. Để thu hút được nhiều khán giả đến với chương trình thì phải tiến hành quảng cáo, càng nhiều khán giả đến xem thì giá vé sẽ giảm. Mà muốn nhiều khán giả biết đến chương trình thì cần phải treo băngrôn quảng cáo ở nhiều nơi, tuy nhiên số lượng băngrôn được phép treo bị hạn chế và chỉ được treo trong thời gian quy định, nếu không sẽ vi phạm quy định của Luật quảng cáo.
Nhà nước đầu tư cho các đơn vị kinh phí để thực hiện chương trình biểu diễn, nhưng nếu chương trình biểu diễn không đến được với đông đảo khán giả thì rõ ràng tiền đầu tư đó không hiệu quả. Vì thế Liên đoàn Xiếc Việt Nam cũng như nhiều đơn vị nghệ thuật rơi vào vòng khó khăn luẩn quẩn, chưa tính được cách làm hiệu quả.
Còn Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Trương Nhuận thì cho biết ở nhiều nước trên thế giới, hàng năm các nhà hát đều có các dự án biểu diễn dành riêng cho thiếu nhi và kinh phí thực hiện dự án từ các quỹ của Chính phủ hoặc của cộng đồng đóng góp. Đây chính là sự đầu tư rất lớn dành cho trẻ em vì họ hiểu đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai, lợi nhuận từ các chương trình nghệ thuật cho thiếu nhi không tính bằng tiền bán vé mà ở lợi ích tinh thần cho các thế hệ sau của cả một đất nước.
Việt Nam có quỹ phúc lợi nhưng thường các tổ chức xã hội, doanh nghiệp thờ ơ, rất ít doanh nghiệp bỏ tiền dàn dựng chương trình cho thiếu nhi. Các nhà hát tự bỏ tiền dựng cũng chỉ được một đến hai chương trình một năm.
Liên đoàn Xiếc Việt Nam và Nhà hát Tuổi trẻ là hai đơn vị thường xuyên có dàn dựng, biểu diễn các chương trình văn hóa nghệ thuật phục vụ thiếu nhi cũng như chào hàng, tiếp thị các chương trình đến tận trường học. Tuy vậy, hai đơn vị này cũng không thể liên tục dàn dựng, ra mắt chương trình đều đặn hàng tuần, hàng tháng mà thường tập trung vào các dịp như Tết, 1/6, chào đón năm học mới, Trung Thu, chào Hè…
Chương trình của Liên đoàn Xiếc thường thiên về xiếc, còn Nhà hát Tuổi trẻ thiên về ca nhạc tạp kỹ với các tiết mục hát múa ngộ nghĩnh, hài kịch. Cũng có chương trình hai đơn vị này cùng kết hợp lại làm chương trình. Hàng năm, Liên đoàn xiếc Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ đều thực hiện hàng trăm chuyến lưu diễn phục vụ các em thiếu nhi ở các tỉnh, thành phố.
Theo Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam Vũ Ngoạn Hợp, "đối với khán giả vùng sâu, vùng xa cần có chính sách biểu diễn miễn phí để phục vụ các em thiếu nhi, nhất là vào các dịp như Tết Trung Thu, ngày 1/6." Tuy biểu diễn miễn phí nhưng cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải có quy định cụ thể nhằm đảm bảo mức chi phí tối thiểu cho đoàn diễn, để người nghệ sỹ được diễn, yên tâm cống hiến, sáng tạo mà không phải lo đến gánh nặng chi phí, giá vé, đời sống, còn người dân thì được thưởng thức nghệ thuật thực sự./.
Thanh Giang (TTXVN)