Ngày 12/9, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành trưng cầu dân ý trên cả nước về việc sửa đổi đổi hiến pháp.
Các điểm bỏ phiếu mở cửa từ 7 giờ sáng tại các tỉnh miền Đông và 8 giờ sáng tại Istanbul và các tỉnh miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ. Giờ đóng cửa tương ứng tại hai khu vực trên là 16 giờ và 17 giờ.
Ước tính, khoảng 50 triệu người dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đi bỏ phiếu để bày tỏ sự ủng hộ hoặc phản đối các nội dung sửa đổi trong hiến pháp, trong đó có việc thay đổi cơ cấu của Tòa án Hiến pháp, thẩm quyền của cơ quan bổ nhiệm các thẩm phán và cách thức lựa chọn các thẩm phán.
Các điều khoản khác nhằm mục đích hạn chế quyền thi hành công lý của các tòa án quân sự và cho phép các tòa án dân sự xét xử những quân nhân phạm tội âm mưu đảo chính trong thời bình.
Nội dung sửa đổi cũng đề cập quyền của các viên chức nhà nước được thương lượng tập thể, chứ không được bãi công, và tăng cường các quyền của phụ nữ và trẻ em.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng việc tiến hành sửa đổi hiến pháp là cần thiết nhằm thúc đẩy dân chủ và đẩy nhanh tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của nước này.
Dự luật sửa đổi Hiến pháp được đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền đề xuất và đã được Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua, song không hội đủ 2/3 số phiếu cần thiết để có hiệu lực ngay, nên phải đưa ra trưng cầu dân ý.
Tuy nhiên, kế hoạch trưng cầu dân ý đã gặp trở ngại khi đảng Cộng hòa Nhân dân (CHP) đối lập yêu cầu Tòa án Tối cao bác bỏ những điều khoản gây tranh cãi trong gói cải cách hiến pháp mà đảng này cho là nhằm mục đích củng cố quyền lực cho AKP và làm suy yếu truyền thống thế tục ở Thổ Nhĩ Kỳ./.
Các điểm bỏ phiếu mở cửa từ 7 giờ sáng tại các tỉnh miền Đông và 8 giờ sáng tại Istanbul và các tỉnh miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ. Giờ đóng cửa tương ứng tại hai khu vực trên là 16 giờ và 17 giờ.
Ước tính, khoảng 50 triệu người dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đi bỏ phiếu để bày tỏ sự ủng hộ hoặc phản đối các nội dung sửa đổi trong hiến pháp, trong đó có việc thay đổi cơ cấu của Tòa án Hiến pháp, thẩm quyền của cơ quan bổ nhiệm các thẩm phán và cách thức lựa chọn các thẩm phán.
Các điều khoản khác nhằm mục đích hạn chế quyền thi hành công lý của các tòa án quân sự và cho phép các tòa án dân sự xét xử những quân nhân phạm tội âm mưu đảo chính trong thời bình.
Nội dung sửa đổi cũng đề cập quyền của các viên chức nhà nước được thương lượng tập thể, chứ không được bãi công, và tăng cường các quyền của phụ nữ và trẻ em.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng việc tiến hành sửa đổi hiến pháp là cần thiết nhằm thúc đẩy dân chủ và đẩy nhanh tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của nước này.
Dự luật sửa đổi Hiến pháp được đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền đề xuất và đã được Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua, song không hội đủ 2/3 số phiếu cần thiết để có hiệu lực ngay, nên phải đưa ra trưng cầu dân ý.
Tuy nhiên, kế hoạch trưng cầu dân ý đã gặp trở ngại khi đảng Cộng hòa Nhân dân (CHP) đối lập yêu cầu Tòa án Tối cao bác bỏ những điều khoản gây tranh cãi trong gói cải cách hiến pháp mà đảng này cho là nhằm mục đích củng cố quyền lực cho AKP và làm suy yếu truyền thống thế tục ở Thổ Nhĩ Kỳ./.
(TTXVN/Vietnam+)