Ba trong số năm chính đảng của Quốc hội Kyrgyzstan ngày 3/9 đã ký thỏa thuận thành lập liên minh cầm quyền để điều hành nước cộng hòa Trung Á bất ổn này, hai tuần sau khi chính phủ của Thủ tướng Omurbek Babanov sụp đổ do sức ép của sự suy giảm kinh tế và các cáo buộc tham nhũng.
Liên minh cầm quyền mới gồm đảng Xã hội-Dân chủ (SDP) Kyrgyzstan, đảng Tổ quốc (Ata-Meken) và đảng Phẩm giá (Ar-Namys). Đảng Cộng hòa của Thủ tướng Babanov, người từ chức hôm 1/9, bị loại khỏi tiến trình này.
Chính phủ cũ của Kyrgyzstan do cựu Thủ tướng Babanov đứng đầu đã bị Tổng thống Almazbek Atambayev giải thể ngày 24/8, sau khi liên minh cầm quyền trong Quốc hội nước này sụp đổ ngày 22/8 sau tám tháng tồn tại.
[Tổng thống Kyrgyzstan ký sắc lệnh giải tán chính phủ]
Hai phái nghị sỹ của hai chính đảng Tổ quốc và Phẩm giá đã tuyên bố rút khỏi liên minh cầm quyền với SDP và đảng Cộng hòa để bày tỏ sự phản đối trước tình trạng suy giảm của nền kinh tế, đồng thời cáo buộc cựu Thủ tướng Babanov thiếu trách nhiệm trong việc ngăn chặn nạn tham nhũng lan rộng.
Quốc hội Kyrgyzstan khóa mới gồm 120 ghế được bầu sau cuộc tổng tuyển cử năm 2010 với năm chính đảng giành quyền đại diện và có số ghế gần ngang nhau, gồm bốn chính đảng kể trên và đảng Đất nước (Ata-Zhurt).
Quốc gia Trung Á này đang đứng trước tình hình kinh tế-xã hội khó khăn với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 6,4% trong sáu tháng đầu năm nay, nợ công lên tới 2,8 tỷ USD và thâm hụt ngân sách vượt mức 440 triệu USD./.
Liên minh cầm quyền mới gồm đảng Xã hội-Dân chủ (SDP) Kyrgyzstan, đảng Tổ quốc (Ata-Meken) và đảng Phẩm giá (Ar-Namys). Đảng Cộng hòa của Thủ tướng Babanov, người từ chức hôm 1/9, bị loại khỏi tiến trình này.
Chính phủ cũ của Kyrgyzstan do cựu Thủ tướng Babanov đứng đầu đã bị Tổng thống Almazbek Atambayev giải thể ngày 24/8, sau khi liên minh cầm quyền trong Quốc hội nước này sụp đổ ngày 22/8 sau tám tháng tồn tại.
[Tổng thống Kyrgyzstan ký sắc lệnh giải tán chính phủ]
Hai phái nghị sỹ của hai chính đảng Tổ quốc và Phẩm giá đã tuyên bố rút khỏi liên minh cầm quyền với SDP và đảng Cộng hòa để bày tỏ sự phản đối trước tình trạng suy giảm của nền kinh tế, đồng thời cáo buộc cựu Thủ tướng Babanov thiếu trách nhiệm trong việc ngăn chặn nạn tham nhũng lan rộng.
Quốc hội Kyrgyzstan khóa mới gồm 120 ghế được bầu sau cuộc tổng tuyển cử năm 2010 với năm chính đảng giành quyền đại diện và có số ghế gần ngang nhau, gồm bốn chính đảng kể trên và đảng Đất nước (Ata-Zhurt).
Quốc gia Trung Á này đang đứng trước tình hình kinh tế-xã hội khó khăn với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 6,4% trong sáu tháng đầu năm nay, nợ công lên tới 2,8 tỷ USD và thâm hụt ngân sách vượt mức 440 triệu USD./.
(TTXVN)