Khép lại phiên giao dịch buổi chiều ngày 12/11 tại thị trường châu Á, giá dầu biến động trái chiều khi giới đầu tư hoan hỉ đón nhận các số liệu kinh tế tích cực từ Mỹ và Trung Quốc, cũng như việc các nhà lập pháp của Hy Lạp vừa thông qua chính sách khắc khổ mới.
Tuy nhiên, những cảnh báo tiếp theo về tình hình u ám của kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và sự bế tắc của cuộc khủng hoảng nợ cũng khiến thị trường năng lượng chùn bước.
Chốt phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 12/2012 tăng 7 xu, lên 86,14 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại hạ 8 xu, xuống còn 109,32 USD/thùng.
Ngày 12/11, kinh tế Mỹ đón nhận báo cáo đáng khích lệ cho thấy chỉ số lòng tin tiêu dùng của nước này trong tháng 10/2012 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2007, dấu hiệu mới nhất chứng tỏ nền kinh tế số một thế giới đang phục hồi đúng quỹ đạo.
Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ cũng đưa ra một thông tin lạc quan rằng thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 9/2012 đã giảm xuống còn 41,5 tỷ USD (tháng Tám là 43,8 tỷ USD) do xuất khẩu phục hồi lên mức kỷ lục.
Sự cải thiện này đã làm bất ngờ phần lớn giới phân tích, khi trước đó họ dự đoán mức thâm hụt lên tới 45,4 tỷ USD, đồng thời làm dấy lên những kỳ vọng vào tương lai của nền kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, số liệu mới đây của Cơ quan Thống kê Quốc gia cũng cho thấy lạm phát của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tháng 10/2012 đã chậm lại (chỉ tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 1,9% của tháng Chín).
Lạm phát giảm là một tin vui đối với các nhà kinh doanh dầu mỏ, bởi khi sức ép đối với lạm phát giảm đi, Bắc Kinh sẽ có nhiều dư địa hơn để nới lỏng chính sách tiền tệ.
Ngoài ra, sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc cũng đồng loạt tăng cao trong tháng 10 vừa qua.
Tuy nhiên, IG Markets cảnh báo rằng khủng hoảng nợ công tại Eurozone tiếp tục phủ "bóng đen" lên toàn cảnh kinh tế khu vực này, khiến nhiều nhà kinh doanh trở nên thận trọng hơn trước khi đưa ra các quyết định đầu tư, dù cho động thái mới nhất của Hy Lạp là thông qua một gói "thắt lưng buộc bụng" mới sẽ mở đường cho Liên minh châu Âu, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tiến hành giải ngân gói cứu trợ tài chính trị giá 31,5 tỷ euro (40 tỷ USD) cho nước này./.
Tuy nhiên, những cảnh báo tiếp theo về tình hình u ám của kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và sự bế tắc của cuộc khủng hoảng nợ cũng khiến thị trường năng lượng chùn bước.
Chốt phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 12/2012 tăng 7 xu, lên 86,14 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại hạ 8 xu, xuống còn 109,32 USD/thùng.
Ngày 12/11, kinh tế Mỹ đón nhận báo cáo đáng khích lệ cho thấy chỉ số lòng tin tiêu dùng của nước này trong tháng 10/2012 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2007, dấu hiệu mới nhất chứng tỏ nền kinh tế số một thế giới đang phục hồi đúng quỹ đạo.
Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ cũng đưa ra một thông tin lạc quan rằng thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 9/2012 đã giảm xuống còn 41,5 tỷ USD (tháng Tám là 43,8 tỷ USD) do xuất khẩu phục hồi lên mức kỷ lục.
Sự cải thiện này đã làm bất ngờ phần lớn giới phân tích, khi trước đó họ dự đoán mức thâm hụt lên tới 45,4 tỷ USD, đồng thời làm dấy lên những kỳ vọng vào tương lai của nền kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, số liệu mới đây của Cơ quan Thống kê Quốc gia cũng cho thấy lạm phát của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tháng 10/2012 đã chậm lại (chỉ tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 1,9% của tháng Chín).
Lạm phát giảm là một tin vui đối với các nhà kinh doanh dầu mỏ, bởi khi sức ép đối với lạm phát giảm đi, Bắc Kinh sẽ có nhiều dư địa hơn để nới lỏng chính sách tiền tệ.
Ngoài ra, sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc cũng đồng loạt tăng cao trong tháng 10 vừa qua.
Tuy nhiên, IG Markets cảnh báo rằng khủng hoảng nợ công tại Eurozone tiếp tục phủ "bóng đen" lên toàn cảnh kinh tế khu vực này, khiến nhiều nhà kinh doanh trở nên thận trọng hơn trước khi đưa ra các quyết định đầu tư, dù cho động thái mới nhất của Hy Lạp là thông qua một gói "thắt lưng buộc bụng" mới sẽ mở đường cho Liên minh châu Âu, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tiến hành giải ngân gói cứu trợ tài chính trị giá 31,5 tỷ euro (40 tỷ USD) cho nước này./.
Minh Trang (TTXVN)