Ông Bùi Quang Vinh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu cho biết huyện vừa tổ chức ra quân và thu giữ khoảng 300 tấn quặng đất hiếm do nhiều người dân xã Bản Hon tự ý khai thác tại mỏ đất hiếm Đông Pao.
Số lượng quặng đất hiếm này được người dân cất giấu trong rừng và trong bản, chưa kịp vận chuyển đi bán cho các đầu nậu.
Chính quyền xã Bản Hon, huyện Tam Đường đã tập kết số quặng trên tại bản Đông Pao 1, xã Bản Hon và giao cho Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu quản lý.
Ông Bùi Văn Huyền, Giám đốc Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu cho biết từ năm 2012 đến nay, công ty nhận quản lý khoảng 160 tấn quặng đất hiếm do huyện giao. Ông Huyền lo ngại quặng tập kết ngoài bãi của công ty rất có thể bị rửa trôi khi trời mưa.
Theo quan sát, số quặng ở điểm tập kết thuộc bản Đông Pao 1 mà chính quyền địa phương mới giao cho công ty, hiện nay đang chất đống, để lộ thiên, khá gần khu dân cư sinh sống. Đợt ra quân quyết liệt này của Tổ liên ngành địa phương có sự tham gia của hơn 100 người gồm từ trưởng bản, công an viên, dân quân, cán bộ các ban, ngành, đoàn thể xã Bản Hon đến công an, bộ đội, Phòng Tài nguyên và Môi trường Tam Đường, Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu.
Đây là đợt ra quân quyết liệt, triệt để nhất từ trước đến nay của chính quyền huyện Tam Đường nhằm bảo vệ, quản lý nguồn quặng đất hiếm có trên địa bàn huyện.
Trước đó, chính quyền địa phương đã lập nhiều chốt để chặn "quặng tặc" trên các lối ra từ xã Bản Hon; tổ chức cho người dân ký cam kết không khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép quặng đất hiếm.
Chính quyền đoàn thể địa phương cũng tuyên truyền việc người dân tự ý khai thác quặng đất hiếm, vận chuyển, mua bán, tàng trữ quặng đất hiếm là vi phạm pháp luật.
Mỏ đất hiếm Đông Pao ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường là mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam. Lực lượng chức năng đang trong giai đoạn hợp tác cùng Nhật Bản xúc tiến chuẩn bị khai thác chế biến.
Nhiều năm qua, tình trạng người dân địa phương lén lút khai thác trái phép quặng đất hiếm tại mỏ Đông Pao, bán cho các đầu nậu diễn ra khá phức tạp. Một số vụ tai nạn do khai thác trái phép đất hiếm cũng đã xảy ra.
Hiện nay, chính quyền huyện Tam Đường vẫn tiếp tục duy trì hai chốt công tác liên ngành 24/24 tại hai đầu đường liên xã Bản Hon với thị xã Lai Châu và ra trung tâm huyện Tam Đường, nhằm ngăn chặn "quặng tặc"./.
Số lượng quặng đất hiếm này được người dân cất giấu trong rừng và trong bản, chưa kịp vận chuyển đi bán cho các đầu nậu.
Chính quyền xã Bản Hon, huyện Tam Đường đã tập kết số quặng trên tại bản Đông Pao 1, xã Bản Hon và giao cho Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu quản lý.
Ông Bùi Văn Huyền, Giám đốc Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu cho biết từ năm 2012 đến nay, công ty nhận quản lý khoảng 160 tấn quặng đất hiếm do huyện giao. Ông Huyền lo ngại quặng tập kết ngoài bãi của công ty rất có thể bị rửa trôi khi trời mưa.
Theo quan sát, số quặng ở điểm tập kết thuộc bản Đông Pao 1 mà chính quyền địa phương mới giao cho công ty, hiện nay đang chất đống, để lộ thiên, khá gần khu dân cư sinh sống. Đợt ra quân quyết liệt này của Tổ liên ngành địa phương có sự tham gia của hơn 100 người gồm từ trưởng bản, công an viên, dân quân, cán bộ các ban, ngành, đoàn thể xã Bản Hon đến công an, bộ đội, Phòng Tài nguyên và Môi trường Tam Đường, Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu.
Đây là đợt ra quân quyết liệt, triệt để nhất từ trước đến nay của chính quyền huyện Tam Đường nhằm bảo vệ, quản lý nguồn quặng đất hiếm có trên địa bàn huyện.
Trước đó, chính quyền địa phương đã lập nhiều chốt để chặn "quặng tặc" trên các lối ra từ xã Bản Hon; tổ chức cho người dân ký cam kết không khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép quặng đất hiếm.
Chính quyền đoàn thể địa phương cũng tuyên truyền việc người dân tự ý khai thác quặng đất hiếm, vận chuyển, mua bán, tàng trữ quặng đất hiếm là vi phạm pháp luật.
Mỏ đất hiếm Đông Pao ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường là mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam. Lực lượng chức năng đang trong giai đoạn hợp tác cùng Nhật Bản xúc tiến chuẩn bị khai thác chế biến.
Nhiều năm qua, tình trạng người dân địa phương lén lút khai thác trái phép quặng đất hiếm tại mỏ Đông Pao, bán cho các đầu nậu diễn ra khá phức tạp. Một số vụ tai nạn do khai thác trái phép đất hiếm cũng đã xảy ra.
Hiện nay, chính quyền huyện Tam Đường vẫn tiếp tục duy trì hai chốt công tác liên ngành 24/24 tại hai đầu đường liên xã Bản Hon với thị xã Lai Châu và ra trung tâm huyện Tam Đường, nhằm ngăn chặn "quặng tặc"./.
Nguyễn Công Hải (TTXVN)