Ngày 13/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX), Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo “Cơ chế thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; định giá đất” với sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các doanh nghiệp bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc thi hành Luật Đất đai năm 2003 đã đạt được nhiều tiến bộ, tạo sự chuyển biến mới trong quản lý và sử dụng đất đai. Tuy nhiên, những chính sách, pháp luật đất đai vẫn còn những tồn tại, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.
Trong đó, việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư vẫn là một bất cập lớn hiện nay và là nguyên nhân kéo dài thời hạn giải phóng mặt bằng, làm chậm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, trong đó có các dự án, công trình trọng điểm của Nhà nước.
Bên cạnh đó, tình hình khiếu kiện đất đai vẫn còn diễn biến phức tạp, với nguyên nhân chủ yếu vẫn liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đặc biệt là việc định giá đất để bồi thường.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu nhấn mạnh, nên tiếp tục duy trì cơ chế Nhà nước thu hồi đất và nhà đầu tư tự thỏa thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất như quy định hiện hành.
Ông Lê Ngọc Tú, Giám đốc Công ty Địa ốc Bình Dân cho rằng: "Chúng ta áp dụng hai cơ chế trên nhưng để tránh việc doanh nghiệp vướng thỏa thuận đền bù kéo dài, gây khó khăn, Nhà nước cần có quy định theo nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số.” Cụ thể, đối với những dự án đã thỏa thuận bồi thường xong tới 80% nhưng còn 20% không thỏa thuận được thì có thể xác định mức giá trung bình của số diện tích (trên 80%) đã đền bù là mức giá thị trường bồi thường cho số diện tích còn lại."
Luật sư Trương Thị Hòa, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng việc thực hiện cơ chế thu hồi như hiện hành là cần thiết nhưng vấn đề cơ bản là làm sao triển khai hai cơ chế này cho tốt. Việc xem xét bồi thường nên có một cơ quan trung gian, thẩm định giá bồi thường để vừa giúp Nhà nước, doanh nghiệp và cả người dân trong quá trình thu hồi, bồi thường đất đai. Mặt khác, về giá đất, nếu căn cứ theo quy định hiện nay thì rất khó khăn vì thay đổi hàng năm. Vì vậy, Chính phủ nên có khung giá đất cho các tỉnh, thành phố để làm căn cứ cho các tỉnh, thành ban hành bảng giá đất cụ thể và có giá trị ổn định ít nhất là 5 năm.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến các vấn đề như quy định về thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng nước ngoài; việc thu tiền sử dụng đất theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ đang là gánh nặng của doanh nghiệp; việc phát triển quỹ đất sạch; xử lý khiếu nại về thu hồi đất; tái định cư cho người dân bị thu hồi đất…/.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc thi hành Luật Đất đai năm 2003 đã đạt được nhiều tiến bộ, tạo sự chuyển biến mới trong quản lý và sử dụng đất đai. Tuy nhiên, những chính sách, pháp luật đất đai vẫn còn những tồn tại, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.
Trong đó, việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư vẫn là một bất cập lớn hiện nay và là nguyên nhân kéo dài thời hạn giải phóng mặt bằng, làm chậm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, trong đó có các dự án, công trình trọng điểm của Nhà nước.
Bên cạnh đó, tình hình khiếu kiện đất đai vẫn còn diễn biến phức tạp, với nguyên nhân chủ yếu vẫn liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đặc biệt là việc định giá đất để bồi thường.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu nhấn mạnh, nên tiếp tục duy trì cơ chế Nhà nước thu hồi đất và nhà đầu tư tự thỏa thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất như quy định hiện hành.
Ông Lê Ngọc Tú, Giám đốc Công ty Địa ốc Bình Dân cho rằng: "Chúng ta áp dụng hai cơ chế trên nhưng để tránh việc doanh nghiệp vướng thỏa thuận đền bù kéo dài, gây khó khăn, Nhà nước cần có quy định theo nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số.” Cụ thể, đối với những dự án đã thỏa thuận bồi thường xong tới 80% nhưng còn 20% không thỏa thuận được thì có thể xác định mức giá trung bình của số diện tích (trên 80%) đã đền bù là mức giá thị trường bồi thường cho số diện tích còn lại."
Luật sư Trương Thị Hòa, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng việc thực hiện cơ chế thu hồi như hiện hành là cần thiết nhưng vấn đề cơ bản là làm sao triển khai hai cơ chế này cho tốt. Việc xem xét bồi thường nên có một cơ quan trung gian, thẩm định giá bồi thường để vừa giúp Nhà nước, doanh nghiệp và cả người dân trong quá trình thu hồi, bồi thường đất đai. Mặt khác, về giá đất, nếu căn cứ theo quy định hiện nay thì rất khó khăn vì thay đổi hàng năm. Vì vậy, Chính phủ nên có khung giá đất cho các tỉnh, thành phố để làm căn cứ cho các tỉnh, thành ban hành bảng giá đất cụ thể và có giá trị ổn định ít nhất là 5 năm.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến các vấn đề như quy định về thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng nước ngoài; việc thu tiền sử dụng đất theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ đang là gánh nặng của doanh nghiệp; việc phát triển quỹ đất sạch; xử lý khiếu nại về thu hồi đất; tái định cư cho người dân bị thu hồi đất…/.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)