Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, qua công bố mức thưởng Tết của các doanh nghiệp, Đồng Nai hiện là địa phương có mức thưởng Tết cao nhất (650 triệu đồng cho một cá nhân). Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp hi hữu. Thực tế tại Đồng Nai cho thấy, có doanh nghiệp tăng thưởng Tết cho người lao động nhưng nhiều doanh nghiệp cũng giảm mức thưởng.
Ông Lâm Duy Tín, Phó Giám đốc Sở nhấn mạnh đơn hàng giảm sút nên doanh nghiệp cắt giảm giờ làm, dẫn đến đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn. Dù Nghị định 103 của Chính phủ đã có hiệu lực nhưng một số doanh nghiệp vẫn cố tình không tăng lương, hạ mức thưởng Tết một cách vô lý. Chính điều này đã dẫn đến một số vụ tranh chấp quyền lợi giữa công nhân và chủ doanh nghiệp. Hệ lụy là công nhân đổ xô về quê ăn Tết sớm do thu nhập bấp bênh.
“Chúng tôi về Tết sớm vì lúc này vé xe còn rẻ, ở lại làm 1 tuần nữa cũng chẳng kiếm được bao nhiêu. Hơn nữa, năm nay công ty cắt giảm giờ làm, không chỉ được về Tết sớm mà ra Tết xong chúng tôi cũng có thể đi làm muộn hơn,” anh Trần Văn Tùng, công nhân đang làm việc tại Khu công nghiệp Sông Mây, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho biết.
Những ngày này, trên Quốc lộ 1A và các bến xe ở Đồng Nai, hình ảnh mọi người dễ dàng bắt gặp nhất đó là người đứng đợi, chờ xe về quê đón Tết.
Chị Trần Thị Thảo than thở: “Tôi làm trong khu công nghiệp Hố Nai 3, mấy tháng nay, công ty chúng tôi ngoài bỏ tăng ca, còn cắt giảm giờ làm. Làm ngày 8 tiếng thì ai chẳng thích, nhưng với công nhân chúng tôi làm ít đi đôi với đói. Công nhân sống được là nhờ làm thêm, nhưng nay không làm thêm, lương cơ bản tháng chỉ hơn 2 triệu đồng, số tiền này thực sự không đủ trang trải cho cuộc sống.”
Ngay như việc về quê lần này, chị Thảo phải mượn tiền của bạn bè để mua vé xe. Chị bảo: “Tết công ty có thưởng một tháng lương, nhưng giờ họ chưa phát tiền. Tôi cứ về quê trước, bởi ở lại từ giờ đến giáp Tết, lúc đó tôi sợ mình không đủ tiền mua vé xe. Tôi tính kỹ lắm rồi, còn hơn 1 tuần nữa mới Tết, nhưng nếu ở lại đi làm thì chi phí cho tiền thuê nhà trọ, tiền ăn chắc chắn nhiều hơn số tiền tôi làm ra.”
Những năm trước, tại đa số các doanh nghiệp ở Đồng Nai, việc xin nghỉ trước 1, 2 ngày để về quê đón Tết, hay trở lại làm việc muộn hơn ngày nghỉ được Nhà nước quy định gần như là điều không thể. Nhiều doanh nghiệp còn áp dụng việc lì xì, thưởng cho công nhân trong những ngày làm việc đầu năm nhằm khuyến khích người lao động trở lại công ty sớm. Tuy nhiên, năm nay đã có những thay đổi.
Chị Nguyễn Thị Xuân, công nhân may tại Khu công nghiệp Biên Hòa cho biết: "Tôi làm đơn xin nghỉ về quê, công ty đã chấp nhận. Không chỉ về Tết sớm, năm nay tôi còn xin vào muộn 3 ngày, công ty cũng đã đồng ý. Việc làm không có thì họ cho công nhân nghỉ là đúng rồi, chứ như những năm trước, công ty cứ thực hiện theo quy định Nhà nước, rất hiếm khi có ngoại lệ."
Đông đảo hơn cả trong thành phần khăn gói về quê sớm là lao động tự do, những người bán vé số dạo, bán hàng rong.
Anh Nguyễn Thành Trung, quê Thanh Hóa, một người bán vé số dạo tại thành phố Biên Hòa cho biết những năm trước, anh thường đi bán đến 27, 28 tháng 12 (âm lịch) mới về. Năm nay, vé số ế ẩm quá, vật giá cái gì cũng đắt hơn, nên anh đã mua vé xe về sớm.
Qua tìm hiểu của phóng viên, đa số người lao động có quyết định về quê sum họp cùng gia đình dịp Tết Nguyên đán đều sẵn sàng nghỉ việc sớm hoặc xin công ty về trước ít nhất vài ngày.
Người về thì vậy, còn những lao động ở lại thì vẫn đang tìm mọi cách để kiếm thêm thu nhập, sống qua thời điểm khó khăn.
Anh Trần Văn Cường - công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Lâm Viễn, Khu công nghiệp Hố Nai 3, huyện Trảng Bom) tâm sự: "Tôi đã lập gia đình nên Tết này lo sao cho đủ tiền chi tiêu đã khó chứ lấy đâu tiền mà về quê. Mấy tháng nay, công ty tôi chỉ làm 8 tiếng ngày, lương dưới 3 triệu/tháng. Khó khăn quá nên tôi xin đi làm sớm, 3 giờ chiều về tôi đi làm thêm bằng cách mua rau muống giữa ruộng rồi huy động cả nhà cắt rau đem ra chợ bán."
Theo anh Cường, Tết năm trước, Công ty Lâm Viễn thưởng cho người lao động 40 ngày lương, còn năm nay, công ty chỉ thưởng mỗi người 26 ngày lương.
“Không riêng gì công ty chúng tôi, bạn bè của tôi làm việc tại các doanh nghiệp khác, ai cũng kêu năm nay thưởng chỉ bằng một nửa so với năm ngoái. Cả năm lương bèo bọt, chỉ trông vào thưởng Tết, nhưng thưởng như thế này gia đình chúng tôi không biết xoay xở làm sao,” anh cường chia sẻ.
Nhiều người dù đã chuẩn bị kế hoạch về Tết từ đầu năm nhưng cuối cùng đành gác lại. Nguyên nhân duy nhất khiến họ chọn cách đón năm mới xa gia đình là thiếu tiền. Thống kê của công đoàn Công ty Chang Shin Việt Nam (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu) cho thấy năm nay, chỉ có khoảng 400 lao động đăng ký mua vé xe về quê.
Anh Đặng Tuấn Tú, Chủ tịch công đoàn công ty cho biết Tết Quý Tỵ này dù công ty Chang Shin đứng ra thuê xe phục vụ công nhân về quê, nhưng số người đăng ký cũng giảm gần 1 nửa so với năm trước.
“Tết này Liên đoàn lao động tỉnh tặng 300 vé xe với trị giá gần 450 triệu đồng cho những công nhân miền Trung, miền Bắc về quê. Ngoài ra, có hàng nghìn phần quà cũng sẽ được trao tặng cho công nhân nghèo tại các khu nhà trọ. Tuy nhiên, công nhân vẫn cần nhiều hơn nữa sự quan tâm từ cộng đồng. Trong thời điểm khó khăn, doanh nghiệp cũng nên thể hiện tinh thần chia sẻ hơn nữa với người lao động,”- Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đồng Nai Lâm Duy Tín nói./.
Ông Lâm Duy Tín, Phó Giám đốc Sở nhấn mạnh đơn hàng giảm sút nên doanh nghiệp cắt giảm giờ làm, dẫn đến đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn. Dù Nghị định 103 của Chính phủ đã có hiệu lực nhưng một số doanh nghiệp vẫn cố tình không tăng lương, hạ mức thưởng Tết một cách vô lý. Chính điều này đã dẫn đến một số vụ tranh chấp quyền lợi giữa công nhân và chủ doanh nghiệp. Hệ lụy là công nhân đổ xô về quê ăn Tết sớm do thu nhập bấp bênh.
“Chúng tôi về Tết sớm vì lúc này vé xe còn rẻ, ở lại làm 1 tuần nữa cũng chẳng kiếm được bao nhiêu. Hơn nữa, năm nay công ty cắt giảm giờ làm, không chỉ được về Tết sớm mà ra Tết xong chúng tôi cũng có thể đi làm muộn hơn,” anh Trần Văn Tùng, công nhân đang làm việc tại Khu công nghiệp Sông Mây, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho biết.
Những ngày này, trên Quốc lộ 1A và các bến xe ở Đồng Nai, hình ảnh mọi người dễ dàng bắt gặp nhất đó là người đứng đợi, chờ xe về quê đón Tết.
Chị Trần Thị Thảo than thở: “Tôi làm trong khu công nghiệp Hố Nai 3, mấy tháng nay, công ty chúng tôi ngoài bỏ tăng ca, còn cắt giảm giờ làm. Làm ngày 8 tiếng thì ai chẳng thích, nhưng với công nhân chúng tôi làm ít đi đôi với đói. Công nhân sống được là nhờ làm thêm, nhưng nay không làm thêm, lương cơ bản tháng chỉ hơn 2 triệu đồng, số tiền này thực sự không đủ trang trải cho cuộc sống.”
Ngay như việc về quê lần này, chị Thảo phải mượn tiền của bạn bè để mua vé xe. Chị bảo: “Tết công ty có thưởng một tháng lương, nhưng giờ họ chưa phát tiền. Tôi cứ về quê trước, bởi ở lại từ giờ đến giáp Tết, lúc đó tôi sợ mình không đủ tiền mua vé xe. Tôi tính kỹ lắm rồi, còn hơn 1 tuần nữa mới Tết, nhưng nếu ở lại đi làm thì chi phí cho tiền thuê nhà trọ, tiền ăn chắc chắn nhiều hơn số tiền tôi làm ra.”
Những năm trước, tại đa số các doanh nghiệp ở Đồng Nai, việc xin nghỉ trước 1, 2 ngày để về quê đón Tết, hay trở lại làm việc muộn hơn ngày nghỉ được Nhà nước quy định gần như là điều không thể. Nhiều doanh nghiệp còn áp dụng việc lì xì, thưởng cho công nhân trong những ngày làm việc đầu năm nhằm khuyến khích người lao động trở lại công ty sớm. Tuy nhiên, năm nay đã có những thay đổi.
Chị Nguyễn Thị Xuân, công nhân may tại Khu công nghiệp Biên Hòa cho biết: "Tôi làm đơn xin nghỉ về quê, công ty đã chấp nhận. Không chỉ về Tết sớm, năm nay tôi còn xin vào muộn 3 ngày, công ty cũng đã đồng ý. Việc làm không có thì họ cho công nhân nghỉ là đúng rồi, chứ như những năm trước, công ty cứ thực hiện theo quy định Nhà nước, rất hiếm khi có ngoại lệ."
Đông đảo hơn cả trong thành phần khăn gói về quê sớm là lao động tự do, những người bán vé số dạo, bán hàng rong.
Anh Nguyễn Thành Trung, quê Thanh Hóa, một người bán vé số dạo tại thành phố Biên Hòa cho biết những năm trước, anh thường đi bán đến 27, 28 tháng 12 (âm lịch) mới về. Năm nay, vé số ế ẩm quá, vật giá cái gì cũng đắt hơn, nên anh đã mua vé xe về sớm.
Qua tìm hiểu của phóng viên, đa số người lao động có quyết định về quê sum họp cùng gia đình dịp Tết Nguyên đán đều sẵn sàng nghỉ việc sớm hoặc xin công ty về trước ít nhất vài ngày.
Người về thì vậy, còn những lao động ở lại thì vẫn đang tìm mọi cách để kiếm thêm thu nhập, sống qua thời điểm khó khăn.
Anh Trần Văn Cường - công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Lâm Viễn, Khu công nghiệp Hố Nai 3, huyện Trảng Bom) tâm sự: "Tôi đã lập gia đình nên Tết này lo sao cho đủ tiền chi tiêu đã khó chứ lấy đâu tiền mà về quê. Mấy tháng nay, công ty tôi chỉ làm 8 tiếng ngày, lương dưới 3 triệu/tháng. Khó khăn quá nên tôi xin đi làm sớm, 3 giờ chiều về tôi đi làm thêm bằng cách mua rau muống giữa ruộng rồi huy động cả nhà cắt rau đem ra chợ bán."
Theo anh Cường, Tết năm trước, Công ty Lâm Viễn thưởng cho người lao động 40 ngày lương, còn năm nay, công ty chỉ thưởng mỗi người 26 ngày lương.
“Không riêng gì công ty chúng tôi, bạn bè của tôi làm việc tại các doanh nghiệp khác, ai cũng kêu năm nay thưởng chỉ bằng một nửa so với năm ngoái. Cả năm lương bèo bọt, chỉ trông vào thưởng Tết, nhưng thưởng như thế này gia đình chúng tôi không biết xoay xở làm sao,” anh cường chia sẻ.
Nhiều người dù đã chuẩn bị kế hoạch về Tết từ đầu năm nhưng cuối cùng đành gác lại. Nguyên nhân duy nhất khiến họ chọn cách đón năm mới xa gia đình là thiếu tiền. Thống kê của công đoàn Công ty Chang Shin Việt Nam (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu) cho thấy năm nay, chỉ có khoảng 400 lao động đăng ký mua vé xe về quê.
Anh Đặng Tuấn Tú, Chủ tịch công đoàn công ty cho biết Tết Quý Tỵ này dù công ty Chang Shin đứng ra thuê xe phục vụ công nhân về quê, nhưng số người đăng ký cũng giảm gần 1 nửa so với năm trước.
“Tết này Liên đoàn lao động tỉnh tặng 300 vé xe với trị giá gần 450 triệu đồng cho những công nhân miền Trung, miền Bắc về quê. Ngoài ra, có hàng nghìn phần quà cũng sẽ được trao tặng cho công nhân nghèo tại các khu nhà trọ. Tuy nhiên, công nhân vẫn cần nhiều hơn nữa sự quan tâm từ cộng đồng. Trong thời điểm khó khăn, doanh nghiệp cũng nên thể hiện tinh thần chia sẻ hơn nữa với người lao động,”- Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đồng Nai Lâm Duy Tín nói./.
Công Phong (TTXVN)