22 ý kiến chất vấn Thủ tướng của các đại biểu Quốc hội tại hội trường đề cập đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, trong đó, nổi lên là các ý kiến xung quanh giải pháp của Chính phủ nhằm đảm bảo chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, hỗ trợ cho đồng bào ngư dân tiếp tục bám biển, làm ăn, sinh sống và chính sách nhằm quản lý việc khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản của đất nước.
Kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia
Trả lời chất vấn của các đại biểu Lê Bộ Lĩnh (An Giang); Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) xung quanh vấn đề chủ quyền quốc gia, hỗ trợ ngư dân yên tâm bám biển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, căn cứ vào chủ trương, đường lối đối ngoại hòa bình tự chủ, độc lập của Đảng, Nhà nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế nhất là Công ước quốc tế về Luật biển 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc và mới đây nhất là thỏa thuận nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc mới được ký kết, Việt Nam phải giải quyết, khẳng định chủ quyền đối với 4 loại vấn đề trên biển Đông. Cụ thể: Đàm phán, phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh bắc bộ; chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa; quần đảo Trường Sa và chủ quyền tại vùng 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, về Vịnh Bắc bộ, phía trong Vịnh, Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận năm 2000. Vùng ngoài cửa Vịnh Bắc bộ, mới đây, hai bên đã ký thỏa thuận nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, theo đó, vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vì vậy hai nước cùng nhau đàm phán, giải quyết trên cơ sở Công ước quốc tế về Luật biển, DOC để có giải pháp hợp lý mà hai bên có thể chấp nhận được. Hiện, Việt Nam đang thúc đẩy, đàm phán, giải quyết vấn đề này.
Đối với quần đảo Hoàng Sa, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền vủa Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự hai quần đảo này ít nhất từ thế kỷ 17, khi đó 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Và trên thực tế, Việt Nam đã làm chủ liên tục, hòa bình hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Lập trường nhất quán của Việt Nam là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam chủ trương đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 và DOC.
Trên quần đảo Trường Sa, chủ trương của Việt Nam là nghiêm túc thực hiện Công ước quốc tế về Luật biển 1982 và DOC và các thỏa thuận đã ký giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm tình hình, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, Chính phủ đã yêu cầu cơ quan chức năng tổng kết, đánh giá cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào làm ăn, khai thác, thực hiện chủ quyền trên vùng quần đảo này để bổ sung, hoàn thiện nhằm khuyến khích, hỗ trợ cho bà con làm ăn sinh sống, thực hiện chủ quyền trên vùng biển Trường Sa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan tuân thủ Công ước quốc tế về Luật biển 1982 và DOC, đảm bảo tự do, trật tự hàng hải, hòa bình và ổn định ở biển Đông. Đây cũng là mong muốn, là lợi ích của tất cả các bên liên quan bởi, khu vực biển Đông có dung lượng vận tải chiếm 50-60% tổng lượng hàng hóa trên cung đường từ Đông sang Tây. Lập trường này của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Việt Nam cũng kiên quyết khẳng định chủ quyền trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982, một cách ngày càng đầy đủ, hiệu quả hơn, Thủ tướng khẳng định.
Xây dựng Luật biểu tình để tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người dân
Trả lời chất vấn của đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) về cơ sở Chính phủ trình Quốc hội xem xét, xây dựng Luật Biểu tình, Thủ tướng cho biết, căn cứ vào Hiến pháp 1992 và tình hình thực tế, có nhiều cuộc, đồng bào ta tập trung đông người biểu tình, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và hiện tại chúng ta chưa có luật điều chỉnh vấn đề này. Do đó đã gây khó khăn cho cả người dân tham gia biểu tình và công tác quản lý của chính quyền, làm xuất hiện biểu hiện mất an ninh trật tự và những hành vi lợi dụng, kích động, xuyên tạc gây phương hại cho xã hội.
Trước thực trạng này, Chính phủ đã ban hành Nghị định để điều chỉnh vấn đề này nhưng qua thực tế, Nghị định của Chính phủ chưa đáp ứng được yêu cầu cuộc sống đang đặt ra. Vì vậy, Chính phủ đã kiến nghị Quốc hội xem xét, đưa vào Chương trình xây dựng Luật Biểu tình, phù hợp với Hiến pháp, phù hợp điều kiện lịch sử của nước ta và thông lệ quốc tế, tiếp tục đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân, đồng thời ngăn chặn những việc làm, hành vi xâm hại đến an ninh trật tự, lợi ích của xã hội, người dân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và Chính phủ là luôn trân trọng tất cả việc làm của mọi người dân thực sự vì lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những hoạt động vì mục tiêu đó đều được khen thưởng xứng đáng. Nhưng đồng thời cũng không hoan nghênh và buộc phải xử lý nghiêm những hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước, thực hiện chủ quyền để gây phương hại cho đất nước và xã hội.
Rà soát, đình chỉ các dự án khai thác khoáng sản trái phép, không hiệu quả
Trả lời chất vấn của các đại biểu Lê Hồng Tịnh (Hậu Giang) và Đặng Ngọc Quỳnh (Hưng Yên) về giải pháp của Chính phủ ngăn chặn khai thác quặng trái phép, gây ô nhiễm môi trường, Thủ tướng nêu rõ, tài nguyên, khoáng sản được Nhà nước quản lý, xây dựng quy hoạch khai thác đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những kết quả, Chính phủ cũng nghiêm túc nhận thấy, thời gian qua, việc quy hoạch, khai thác khoáng sản còn nhiều yếu kém.
Trước tình hình này, Chính phủ đã họp và chỉ đạo một số biện pháp lớn như: Yêu cầu chính quyền các địa phương, cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo, ngăn chặn bằng được việc khai thác khoáng sản trái phép, tự do, gây ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự tại địa phương. Chính phủ cũng sẽ tạm dừng việc cấp phép khai thác khoáng sản mới. Đồng thời, rà soát các dự án đang khai thác, nếu phát hiện gây ô nhiễm môi trường, khai thác trái giấy phép, gây hư hỏng đường xá, mất an ninh trật tự thì cũng sẽ lập tức bị đình chỉ.
Ngoài ra, Chính phủ tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch theo hướng khai thác sâu, chế biến sâu, có hiệu quả cao nhất khoáng sản của đất nước. Ngay cả việc xuất khẩu khoáng sản ngay tại dự án, nếu dự án nào làm đúng nhưng hiệu quả xuất khẩu không có lợi so với chế biến thì cũng phải dừng xuất khẩu để tổ chức chế biến, sử dụng tại chỗ.
Ý kiến chất vấn đáp ứng nguyện vọng cử tri
Kết luận toàn bộ phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, tại phiên chất vấn, đã có 155 chất vấn của 77 đại biểu, thuộc 43 Đoàn đại biểu Quốc hội gửi tới các vị bộ trưởng và trưởng ngành. Về cơ bản, các chất vấn này đã được trả lời trực tiếp. Tại hội trường, đã có 175 lượt đại biểu Quốc hội trực tiếp đặt câu hỏi, chất vấn.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, tinh thần chung các câu hỏi đặt ra đúng trọng tâm, phù hợp với sự quan tâm của Quốc hội, đáp ứng nguyện vọng của cử tri cả nước. Không khí chất vấn và trả lời chất vấn nghiêm túc, thẳng thắn, trách nhiệm, thể hiện nét văn hóa nghị trường của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, qua phiên chất vấn, Quốc hội ghi nhận quyết tâm của Thủ tướng Chính phủ, tập thể Chính phủ vượt qua khó khăn thách thức phấn đấu hoàn thành tốt nhất, thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng năm 2011 đặc biệt là trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội; tái cấu trúc nền kinh tế.
Trong phiên chất vấn, Quốc hội đã mời 20 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh tới dự. Đây là dịp để kết nối giữa Trung ương với địa phương, giữa Quốc hội với Hội đồng Nhân dân và cả sự gắn kết giữa hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội và của Hội đồng Nhân dân các tỉnh thành phố. Thông qua đó, công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn sẽ đạt được chất lượng ngày càng cao hơn, hiệu quả hơn./.
Kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia
Trả lời chất vấn của các đại biểu Lê Bộ Lĩnh (An Giang); Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) xung quanh vấn đề chủ quyền quốc gia, hỗ trợ ngư dân yên tâm bám biển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, căn cứ vào chủ trương, đường lối đối ngoại hòa bình tự chủ, độc lập của Đảng, Nhà nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế nhất là Công ước quốc tế về Luật biển 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc và mới đây nhất là thỏa thuận nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc mới được ký kết, Việt Nam phải giải quyết, khẳng định chủ quyền đối với 4 loại vấn đề trên biển Đông. Cụ thể: Đàm phán, phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh bắc bộ; chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa; quần đảo Trường Sa và chủ quyền tại vùng 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, về Vịnh Bắc bộ, phía trong Vịnh, Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận năm 2000. Vùng ngoài cửa Vịnh Bắc bộ, mới đây, hai bên đã ký thỏa thuận nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, theo đó, vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vì vậy hai nước cùng nhau đàm phán, giải quyết trên cơ sở Công ước quốc tế về Luật biển, DOC để có giải pháp hợp lý mà hai bên có thể chấp nhận được. Hiện, Việt Nam đang thúc đẩy, đàm phán, giải quyết vấn đề này.
Đối với quần đảo Hoàng Sa, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền vủa Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự hai quần đảo này ít nhất từ thế kỷ 17, khi đó 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Và trên thực tế, Việt Nam đã làm chủ liên tục, hòa bình hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Lập trường nhất quán của Việt Nam là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam chủ trương đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 và DOC.
Trên quần đảo Trường Sa, chủ trương của Việt Nam là nghiêm túc thực hiện Công ước quốc tế về Luật biển 1982 và DOC và các thỏa thuận đã ký giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm tình hình, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, Chính phủ đã yêu cầu cơ quan chức năng tổng kết, đánh giá cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào làm ăn, khai thác, thực hiện chủ quyền trên vùng quần đảo này để bổ sung, hoàn thiện nhằm khuyến khích, hỗ trợ cho bà con làm ăn sinh sống, thực hiện chủ quyền trên vùng biển Trường Sa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan tuân thủ Công ước quốc tế về Luật biển 1982 và DOC, đảm bảo tự do, trật tự hàng hải, hòa bình và ổn định ở biển Đông. Đây cũng là mong muốn, là lợi ích của tất cả các bên liên quan bởi, khu vực biển Đông có dung lượng vận tải chiếm 50-60% tổng lượng hàng hóa trên cung đường từ Đông sang Tây. Lập trường này của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Việt Nam cũng kiên quyết khẳng định chủ quyền trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982, một cách ngày càng đầy đủ, hiệu quả hơn, Thủ tướng khẳng định.
Xây dựng Luật biểu tình để tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người dân
Trả lời chất vấn của đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) về cơ sở Chính phủ trình Quốc hội xem xét, xây dựng Luật Biểu tình, Thủ tướng cho biết, căn cứ vào Hiến pháp 1992 và tình hình thực tế, có nhiều cuộc, đồng bào ta tập trung đông người biểu tình, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và hiện tại chúng ta chưa có luật điều chỉnh vấn đề này. Do đó đã gây khó khăn cho cả người dân tham gia biểu tình và công tác quản lý của chính quyền, làm xuất hiện biểu hiện mất an ninh trật tự và những hành vi lợi dụng, kích động, xuyên tạc gây phương hại cho xã hội.
Trước thực trạng này, Chính phủ đã ban hành Nghị định để điều chỉnh vấn đề này nhưng qua thực tế, Nghị định của Chính phủ chưa đáp ứng được yêu cầu cuộc sống đang đặt ra. Vì vậy, Chính phủ đã kiến nghị Quốc hội xem xét, đưa vào Chương trình xây dựng Luật Biểu tình, phù hợp với Hiến pháp, phù hợp điều kiện lịch sử của nước ta và thông lệ quốc tế, tiếp tục đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân, đồng thời ngăn chặn những việc làm, hành vi xâm hại đến an ninh trật tự, lợi ích của xã hội, người dân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và Chính phủ là luôn trân trọng tất cả việc làm của mọi người dân thực sự vì lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những hoạt động vì mục tiêu đó đều được khen thưởng xứng đáng. Nhưng đồng thời cũng không hoan nghênh và buộc phải xử lý nghiêm những hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước, thực hiện chủ quyền để gây phương hại cho đất nước và xã hội.
Rà soát, đình chỉ các dự án khai thác khoáng sản trái phép, không hiệu quả
Trả lời chất vấn của các đại biểu Lê Hồng Tịnh (Hậu Giang) và Đặng Ngọc Quỳnh (Hưng Yên) về giải pháp của Chính phủ ngăn chặn khai thác quặng trái phép, gây ô nhiễm môi trường, Thủ tướng nêu rõ, tài nguyên, khoáng sản được Nhà nước quản lý, xây dựng quy hoạch khai thác đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những kết quả, Chính phủ cũng nghiêm túc nhận thấy, thời gian qua, việc quy hoạch, khai thác khoáng sản còn nhiều yếu kém.
Trước tình hình này, Chính phủ đã họp và chỉ đạo một số biện pháp lớn như: Yêu cầu chính quyền các địa phương, cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo, ngăn chặn bằng được việc khai thác khoáng sản trái phép, tự do, gây ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự tại địa phương. Chính phủ cũng sẽ tạm dừng việc cấp phép khai thác khoáng sản mới. Đồng thời, rà soát các dự án đang khai thác, nếu phát hiện gây ô nhiễm môi trường, khai thác trái giấy phép, gây hư hỏng đường xá, mất an ninh trật tự thì cũng sẽ lập tức bị đình chỉ.
Ngoài ra, Chính phủ tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch theo hướng khai thác sâu, chế biến sâu, có hiệu quả cao nhất khoáng sản của đất nước. Ngay cả việc xuất khẩu khoáng sản ngay tại dự án, nếu dự án nào làm đúng nhưng hiệu quả xuất khẩu không có lợi so với chế biến thì cũng phải dừng xuất khẩu để tổ chức chế biến, sử dụng tại chỗ.
Ý kiến chất vấn đáp ứng nguyện vọng cử tri
Kết luận toàn bộ phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, tại phiên chất vấn, đã có 155 chất vấn của 77 đại biểu, thuộc 43 Đoàn đại biểu Quốc hội gửi tới các vị bộ trưởng và trưởng ngành. Về cơ bản, các chất vấn này đã được trả lời trực tiếp. Tại hội trường, đã có 175 lượt đại biểu Quốc hội trực tiếp đặt câu hỏi, chất vấn.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, tinh thần chung các câu hỏi đặt ra đúng trọng tâm, phù hợp với sự quan tâm của Quốc hội, đáp ứng nguyện vọng của cử tri cả nước. Không khí chất vấn và trả lời chất vấn nghiêm túc, thẳng thắn, trách nhiệm, thể hiện nét văn hóa nghị trường của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, qua phiên chất vấn, Quốc hội ghi nhận quyết tâm của Thủ tướng Chính phủ, tập thể Chính phủ vượt qua khó khăn thách thức phấn đấu hoàn thành tốt nhất, thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng năm 2011 đặc biệt là trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội; tái cấu trúc nền kinh tế.
Trong phiên chất vấn, Quốc hội đã mời 20 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh tới dự. Đây là dịp để kết nối giữa Trung ương với địa phương, giữa Quốc hội với Hội đồng Nhân dân và cả sự gắn kết giữa hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội và của Hội đồng Nhân dân các tỉnh thành phố. Thông qua đó, công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn sẽ đạt được chất lượng ngày càng cao hơn, hiệu quả hơn./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)