Tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa công bố và triển khai việc thực hiện quy hoạch khai thác cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, kèm theo là việc ban hành quy định về quản lý, sử dụng các bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông và đôn đốc việc thực hiện giải tỏa các bến bãi tập kết vật liệu dọc các sông không phù hợp quy hoạch.
Mặc dù đang trong giai đoạn bị kiểm tra, nhưng tại khu vực sông Hương trước Nhà máy nước Vạn Niên, nơi đặt biển "Cấm khai thác cát sạn dưới mọi hình thức," nhiều đối tượng vẫn ngang nhiên vi phạm. Thay vì hoạt động ban ngày, hàng đêm có khoảng 20 thuyền, đò tập trung khai thác.
Đoạn sông Hương qua thành phố Huế, buổi sáng, hàng chục thuyền chứa đầy cát, sỏi nối đuôi nhau chạy về các bến bãi phía hạ nguồn.
Người dân sống gần các con sông Truồi, sông Bồ cũng lên tiếng về tình trạng các đối tượng bất chấp pháp luật để khai thác cát sạn trái phép gần bờ, ảnh hưởng đến cuộc sống dân sinh trong khu vực. Tuy nhiên, nhiều lần các đối tượng vi phạm còn bất hợp tác, chống trả, thậm chí hành hung lực lượng địa phương thi hành công vụ.
Ban Kinh tế Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế từng cảnh báo, việc phát triển nhiều công trình thủy điện cùng lúc đồng nghĩa với việc sẽ giảm lũ cho vùng hạ lưu các con sông, nhưng đi kèm với nó là trong vài năm tới địa phương này sẽ thiếu cát sỏi trong xây dựng.
Sở dĩ có tình trạng này là vì lâu nay, nguồn cung cấp cát sỏi trên các con sông ở Thừa Thiên-Huế luôn được bồi đắp sau các mùa lũ, tính ra, mỗi năm có khoảng từ 1,3-1,7 triệu m3 do mưa lũ trôi về bổ sung vào lòng sông. Nhưng từ khi các dự án thuỷ điện, thuỷ lợi được xây dựng xong và đi vào hoạt động thì lượng cát sỏi từ thượng nguồn bộ sung về hạ nguồn các con sông sẽ không còn. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu cát xây dựng trầm trọng.
Theo tài liệu nghiên cứu của các cơ quan chức năng, hiện trữ lượng cát trên các con sông ở Thừa Thiên-Huế như sông Bồ, sông Hương, sông Truồi hiện còn có trữ lượng khoảng 2,75 triệu m3, chỉ có thể đáp ứng nhu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng trong một vài năm tới (hiện mỗi năm Thừa Thiên-Huế khai thác hơn 900.000 m3 cát sạn).
Chính vì cầu vượt quá cung, nên tình trạng khai thác, sử dụng cát sỏi trên các con sông ở Thừa Thiên-Huế vẫn xảy ra dù bị cấm.
Bài toán để khắc phục tình trạng này là tỉnh Thừa Thiên-Huế cần đầu tư các dự án nghiên cứu, quy hoạch và phát triển công nghệ mới để đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác sử dụng nguồn cát ở các dải cát ven biển để thay thế cát khai thác ở các con sông. Tuy nhiên trước mắt, vùng cát ven biển có độ mịn rất lớn, không thể thay thế hoàn toàn được nhu cầu cát xây dựng./.
Đồng thời, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông và đôn đốc việc thực hiện giải tỏa các bến bãi tập kết vật liệu dọc các sông không phù hợp quy hoạch.
Mặc dù đang trong giai đoạn bị kiểm tra, nhưng tại khu vực sông Hương trước Nhà máy nước Vạn Niên, nơi đặt biển "Cấm khai thác cát sạn dưới mọi hình thức," nhiều đối tượng vẫn ngang nhiên vi phạm. Thay vì hoạt động ban ngày, hàng đêm có khoảng 20 thuyền, đò tập trung khai thác.
Đoạn sông Hương qua thành phố Huế, buổi sáng, hàng chục thuyền chứa đầy cát, sỏi nối đuôi nhau chạy về các bến bãi phía hạ nguồn.
Người dân sống gần các con sông Truồi, sông Bồ cũng lên tiếng về tình trạng các đối tượng bất chấp pháp luật để khai thác cát sạn trái phép gần bờ, ảnh hưởng đến cuộc sống dân sinh trong khu vực. Tuy nhiên, nhiều lần các đối tượng vi phạm còn bất hợp tác, chống trả, thậm chí hành hung lực lượng địa phương thi hành công vụ.
Ban Kinh tế Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế từng cảnh báo, việc phát triển nhiều công trình thủy điện cùng lúc đồng nghĩa với việc sẽ giảm lũ cho vùng hạ lưu các con sông, nhưng đi kèm với nó là trong vài năm tới địa phương này sẽ thiếu cát sỏi trong xây dựng.
Sở dĩ có tình trạng này là vì lâu nay, nguồn cung cấp cát sỏi trên các con sông ở Thừa Thiên-Huế luôn được bồi đắp sau các mùa lũ, tính ra, mỗi năm có khoảng từ 1,3-1,7 triệu m3 do mưa lũ trôi về bổ sung vào lòng sông. Nhưng từ khi các dự án thuỷ điện, thuỷ lợi được xây dựng xong và đi vào hoạt động thì lượng cát sỏi từ thượng nguồn bộ sung về hạ nguồn các con sông sẽ không còn. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu cát xây dựng trầm trọng.
Theo tài liệu nghiên cứu của các cơ quan chức năng, hiện trữ lượng cát trên các con sông ở Thừa Thiên-Huế như sông Bồ, sông Hương, sông Truồi hiện còn có trữ lượng khoảng 2,75 triệu m3, chỉ có thể đáp ứng nhu cầu khai thác làm vật liệu xây dựng trong một vài năm tới (hiện mỗi năm Thừa Thiên-Huế khai thác hơn 900.000 m3 cát sạn).
Chính vì cầu vượt quá cung, nên tình trạng khai thác, sử dụng cát sỏi trên các con sông ở Thừa Thiên-Huế vẫn xảy ra dù bị cấm.
Bài toán để khắc phục tình trạng này là tỉnh Thừa Thiên-Huế cần đầu tư các dự án nghiên cứu, quy hoạch và phát triển công nghệ mới để đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác sử dụng nguồn cát ở các dải cát ven biển để thay thế cát khai thác ở các con sông. Tuy nhiên trước mắt, vùng cát ven biển có độ mịn rất lớn, không thể thay thế hoàn toàn được nhu cầu cát xây dựng./.
Quốc Việt (TTXVN)