Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-10/9, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Nằm ở Trung Âu, sau khi gia nhập Liên minh châu Âu (EU), kinh tế Ba Lan phát triển ổn định. Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế Ba Lan vẫn có những bước phát triển và là thành viên duy nhất của EU đạt tăng trưởng GDP dương (2%).
Việt Nam và Ba Lan thiết lập quan hệ ngoại giao từ tháng 2/1950. Ba Lan đã dành nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ đối với Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc trước đây.
Mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp. Hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao như Chủ tịch Thượng viện Ba Lan thăm Việt Nam năm 2003, Thủ tướng Ba Lan thăm Việt Nam năm 2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Ba Lan năm 2003 và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Ba Lan năm 2007...
Hai nước đã ký kết nhiều hiệp định tạo khung pháp lý về hợp tác văn hóa-khoa học; hỗ trợ tư pháp; khuyến khích bảo hộ đầu tư; vận tải biển; hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn và thị trường nông sản...
Quan hệ kinh tế-thương mại song phương phát triển năng động. Ba Lan hiện là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam tại Trung Đông Âu. Kim ngạch trao đổi hàng hóa những năm qua tăng khá nhanh và chủ yếu Việt Nam xuất siêu. Nếu như năm 2001 kim ngạch song phương là 125 triệu USD thì năm 2008 đã đạt 650 triệu USD. Năm 2009 tuy gặp khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới nhưng kim ngạch hai nước vẫn đạt mức 550 triệu USD.
Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Ba Lan chủ yếu là hàng may mặc, nông sản, thực phẩm và nhập khẩu sữa bột, tân dược, thiết bị lẻ cho ngành than, đóng tàu, sắt, thép và một số mặt hàng tiêu dùng, nông phẩm...
Những năm gần đây, Ba Lan đã cho Việt Nam vay khoảng 100 triệu USD tín dụng ưu đãi và sẵn sàng tiếp tục cung cấp 260 triệu USD vốn ưu đãi cho những dự án trong các lĩnh vực hợp tác tiềm năng như đóng tàu, khai khoáng.
Trong nhiều năm, Ba Lan đã giúp đào tại cán bộ, trùng tu các di tích cung vua ở Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế; Tháp Chàm ở Hội An, thành phố Đà Nẵng và địa đạo Củ Chi ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong hợp tác giáo dục đào tạo, Ba Lan đã đào tạo cho Việt Nam trên 4.000 sinh viên và cán bộ khoa học; trên 3.500 công nhân học nghề, chủ yếu trong ngành than, đóng tàu.
Cộng đồng người Việt Nam ở Ba Lan hiện có khoảng 30.000 người, được nước bạn đánh giá cao, hiện là cầu nối quan trọng trong việc phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác hai nước.
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nhằm thảo luận về biện pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Ba Lan, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại và đầu tư, nhất là trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao./.
Nằm ở Trung Âu, sau khi gia nhập Liên minh châu Âu (EU), kinh tế Ba Lan phát triển ổn định. Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế Ba Lan vẫn có những bước phát triển và là thành viên duy nhất của EU đạt tăng trưởng GDP dương (2%).
Việt Nam và Ba Lan thiết lập quan hệ ngoại giao từ tháng 2/1950. Ba Lan đã dành nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ đối với Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc trước đây.
Mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp. Hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao như Chủ tịch Thượng viện Ba Lan thăm Việt Nam năm 2003, Thủ tướng Ba Lan thăm Việt Nam năm 2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Ba Lan năm 2003 và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Ba Lan năm 2007...
Hai nước đã ký kết nhiều hiệp định tạo khung pháp lý về hợp tác văn hóa-khoa học; hỗ trợ tư pháp; khuyến khích bảo hộ đầu tư; vận tải biển; hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn và thị trường nông sản...
Quan hệ kinh tế-thương mại song phương phát triển năng động. Ba Lan hiện là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam tại Trung Đông Âu. Kim ngạch trao đổi hàng hóa những năm qua tăng khá nhanh và chủ yếu Việt Nam xuất siêu. Nếu như năm 2001 kim ngạch song phương là 125 triệu USD thì năm 2008 đã đạt 650 triệu USD. Năm 2009 tuy gặp khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới nhưng kim ngạch hai nước vẫn đạt mức 550 triệu USD.
Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Ba Lan chủ yếu là hàng may mặc, nông sản, thực phẩm và nhập khẩu sữa bột, tân dược, thiết bị lẻ cho ngành than, đóng tàu, sắt, thép và một số mặt hàng tiêu dùng, nông phẩm...
Những năm gần đây, Ba Lan đã cho Việt Nam vay khoảng 100 triệu USD tín dụng ưu đãi và sẵn sàng tiếp tục cung cấp 260 triệu USD vốn ưu đãi cho những dự án trong các lĩnh vực hợp tác tiềm năng như đóng tàu, khai khoáng.
Trong nhiều năm, Ba Lan đã giúp đào tại cán bộ, trùng tu các di tích cung vua ở Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế; Tháp Chàm ở Hội An, thành phố Đà Nẵng và địa đạo Củ Chi ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong hợp tác giáo dục đào tạo, Ba Lan đã đào tạo cho Việt Nam trên 4.000 sinh viên và cán bộ khoa học; trên 3.500 công nhân học nghề, chủ yếu trong ngành than, đóng tàu.
Cộng đồng người Việt Nam ở Ba Lan hiện có khoảng 30.000 người, được nước bạn đánh giá cao, hiện là cầu nối quan trọng trong việc phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác hai nước.
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nhằm thảo luận về biện pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Ba Lan, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại và đầu tư, nhất là trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao./.
Hoàng Thị Hoa (TTXVN/Vietnam+)