Chiều 4/6, tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức Guido Westerwelle, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn cùng với Đức tiếp tục thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác hai nước ngày càng đi vào sâu rộng, hiệu quả.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam vui mừng thấy rằng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức đang phát triển rất tốt đẹp trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ… Hiện kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Đức đạt khoảng 6 tỷ USD và có khoảng 200 doanh nghiệp của Đức đang hợp tác đầu tư tại Việt Nam.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, do vậy hai bên cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi nước cho hợp tác và phát triển. Đi liền với đó, hợp tác về giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật… giao lưu nhân dân cũng là những lĩnh vực mà hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa.
Đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh với Bộ trưởng Guido Westerwelle, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng, với những kết quả đạt được trong hội đàm, hai bên sẽ tích cực triển khai những thỏa thuận, đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện để hai bên tiến tới thống nhất đưa quan hệ hợp tác Việt Nam-Cộng hòa Liên bang Đức lên tầm đối tác chiến lược khi Thủ tướng Đức sang thăm Việt Nam vào cuối năm nay.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cảm ơn Chính phủ Đức đã tài trợ hiệu quả cho một số công trình phúc lợi của Việt Nam, mong muốn Đức tiếp tục dành ODA cho Việt Nam.
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Bộ trưởng Guido Westerwelle khẳng định lập trường trước sau như một của Cộng hòa Liên bang Đức là mong cùng với Việt Nam đưa quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược; mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực, trong đó lấy hợp tác kinh tế là nền tảng để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, Đức cũng mong muốn được sự ủng hộ của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác quốc tế và khu vực.
Bộ trưởng Guido Westerwelle cũng khẳng định Chính phủ Đức sẽ nỗ lực hết mình để triển khai sâu rộng các dự án hợp tác mà hai bên đã thống nhất, nhất là những dự án hợp tác lớn, đồng thời sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư trên các lĩnh vực giữa hai nước, bày tỏ.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Guido Westerwelle đã chứng kiến lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương của hai nước ký kết Hiệp định tài trợ của Chính phủ Đức cho dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 - Thành phố Hồ Chí Minh trị giá trên 212 triệu euro; Hiệp định tài trợ của Chính phủ Đức cho dự án Chương trình đào tạo nghề trị giá 10 triệu euro; Thỏa thuận riêng khoản vay đợt 2 của Ngân hàng Tái thiết Đức cho dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 - Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng ngày tại Hà Nội, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle. Hai bên đã đạt được nhất trí chung về những phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trên mọi lĩnh vực như chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại-đầu tư, hợp tác phát triển và giáo dục-đào tạo, nhất là việc triển khai đúng tiến độ và hiệu quả các dự án hợp tác trọng điểm như Dự án xây dựng tuyến tầu điện ngầm số 2 và thành lập trường Đại học Việt Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Hai bên cũng nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, duy trì thường xuyên các cơ chế hợp tác, tham vấn, tạo động lực thúc đẩy hợp tác phát triển sâu rộng trong mọi lĩnh vực, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược.
Trước mắt, hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel vào tháng 10/2011.
Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư đã có những bước phát triển tích cực. Đức liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của hai bên, trong thời gian tới, Chính phủ hai nước cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam và Đức trao đổi, gặp gỡ đầu tư và kinh doanh tại thị trường của nhau.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức khẳng định Chính phủ Đức sẽ tiếp tục ưu tiên cấp ODA cho Việt Nam trong thời gian tới, tập trung cho các lĩnh vực mà Đức có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục, đào tạo nghề, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng sạch và tái tạo...
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng và nhất trí đấy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo. Đức cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển trường Đại học Việt Đức thành trường đại học kiểu mẫu trong khu vực và trên thế giới; tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên Việt Nam theo học tại Đức; hỗ trợ Việt Nam xây dựng một số trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao theo mô hình "đào tạo song hành" của Đức.
Việt Nam đề nghị Đức quan tâm và tiếp tục tạo điều kiện cho Cộng đồng người Việt Nam tại Đức hòa nhập và đóng góp tích cực cho sở tại, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức đánh giá cao đóng góp tích cực của Cộng đồng người Việt Nam tại Đức vào sự phát triển chung của nước Đức cũng như quan hệ Việt Nam-Đức.
Hai bên khẳng định cần tăng cường hợp tác và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương và quốc tế, nhất là tại Liên hợp quốc
Việt Nam khẳng định ủng hộ Đức mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á, và Đức ủng hộ việc tăng cường hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với EU./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam vui mừng thấy rằng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức đang phát triển rất tốt đẹp trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ… Hiện kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Đức đạt khoảng 6 tỷ USD và có khoảng 200 doanh nghiệp của Đức đang hợp tác đầu tư tại Việt Nam.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, do vậy hai bên cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi nước cho hợp tác và phát triển. Đi liền với đó, hợp tác về giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật… giao lưu nhân dân cũng là những lĩnh vực mà hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa.
Đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh với Bộ trưởng Guido Westerwelle, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng, với những kết quả đạt được trong hội đàm, hai bên sẽ tích cực triển khai những thỏa thuận, đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện để hai bên tiến tới thống nhất đưa quan hệ hợp tác Việt Nam-Cộng hòa Liên bang Đức lên tầm đối tác chiến lược khi Thủ tướng Đức sang thăm Việt Nam vào cuối năm nay.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cảm ơn Chính phủ Đức đã tài trợ hiệu quả cho một số công trình phúc lợi của Việt Nam, mong muốn Đức tiếp tục dành ODA cho Việt Nam.
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Bộ trưởng Guido Westerwelle khẳng định lập trường trước sau như một của Cộng hòa Liên bang Đức là mong cùng với Việt Nam đưa quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược; mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực, trong đó lấy hợp tác kinh tế là nền tảng để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, Đức cũng mong muốn được sự ủng hộ của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác quốc tế và khu vực.
Bộ trưởng Guido Westerwelle cũng khẳng định Chính phủ Đức sẽ nỗ lực hết mình để triển khai sâu rộng các dự án hợp tác mà hai bên đã thống nhất, nhất là những dự án hợp tác lớn, đồng thời sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư trên các lĩnh vực giữa hai nước, bày tỏ.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Guido Westerwelle đã chứng kiến lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương của hai nước ký kết Hiệp định tài trợ của Chính phủ Đức cho dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 - Thành phố Hồ Chí Minh trị giá trên 212 triệu euro; Hiệp định tài trợ của Chính phủ Đức cho dự án Chương trình đào tạo nghề trị giá 10 triệu euro; Thỏa thuận riêng khoản vay đợt 2 của Ngân hàng Tái thiết Đức cho dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 - Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng ngày tại Hà Nội, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle. Hai bên đã đạt được nhất trí chung về những phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trên mọi lĩnh vực như chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại-đầu tư, hợp tác phát triển và giáo dục-đào tạo, nhất là việc triển khai đúng tiến độ và hiệu quả các dự án hợp tác trọng điểm như Dự án xây dựng tuyến tầu điện ngầm số 2 và thành lập trường Đại học Việt Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Hai bên cũng nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, duy trì thường xuyên các cơ chế hợp tác, tham vấn, tạo động lực thúc đẩy hợp tác phát triển sâu rộng trong mọi lĩnh vực, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược.
Trước mắt, hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel vào tháng 10/2011.
Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư đã có những bước phát triển tích cực. Đức liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của hai bên, trong thời gian tới, Chính phủ hai nước cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam và Đức trao đổi, gặp gỡ đầu tư và kinh doanh tại thị trường của nhau.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức khẳng định Chính phủ Đức sẽ tiếp tục ưu tiên cấp ODA cho Việt Nam trong thời gian tới, tập trung cho các lĩnh vực mà Đức có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục, đào tạo nghề, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng sạch và tái tạo...
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng và nhất trí đấy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo. Đức cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển trường Đại học Việt Đức thành trường đại học kiểu mẫu trong khu vực và trên thế giới; tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên Việt Nam theo học tại Đức; hỗ trợ Việt Nam xây dựng một số trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao theo mô hình "đào tạo song hành" của Đức.
Việt Nam đề nghị Đức quan tâm và tiếp tục tạo điều kiện cho Cộng đồng người Việt Nam tại Đức hòa nhập và đóng góp tích cực cho sở tại, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức đánh giá cao đóng góp tích cực của Cộng đồng người Việt Nam tại Đức vào sự phát triển chung của nước Đức cũng như quan hệ Việt Nam-Đức.
Hai bên khẳng định cần tăng cường hợp tác và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương và quốc tế, nhất là tại Liên hợp quốc
Việt Nam khẳng định ủng hộ Đức mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á, và Đức ủng hộ việc tăng cường hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với EU./.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)