Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng

Giàn giáo tua tủa, những khối nhà sừng sững mọc lên giữa nền trời mù sương, xám xịt khiến du khách đến Sa P những ngày này cảm giác như đang ghé thăm "đại công trường" chứ không phải một khu du lịch.
Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 1Những 'đại công trường' đang mọc lên như nấm sau mưa ở phố núi miền Tây Bắc hùng vĩ này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đặt chân đến Sa Pa những ngày đầu năm 2018, thay vì một thị trấn mờ ảo trong sương sớm thì du khách lại choáng ngợp bởi một thứ "đặc sản" mới ở đây: Những "đại công trường" đang gấp rút thi công cho kịp tiến độ.

Rảo bước trên những con phố ở thị trấn, đập vào mắt du khách là những chiếc máy cẩu, máy xúc ồn ã ẩn hiện lúc mờ lúc ảo. Dọc ven bờ hồ Sa Pa đến nhà thờ Đá xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà cầy xới khiến con đường trở lên loang lổ, lầy lội.

Dọc phố Phan Xi Păng, khu trung tâm thị trấn là một tổ hợp khách sạn đang được gấp rút xây dựng, với những chiếc cần cẩu quay vòng vòng, vươn cao giữa bầu trời.

Phố Mường Hoa ngay đó cũng huyên náo bởi tiếng máy móc xẻ đá, khoan đục ầm ĩ. Tuyến phố vốn nhỏ bé nay lại càng chật hẹp, bừa bộn hơn bội lần bởi cơ man nào rác, nào nước thải từ những công trình xây dựng chảy xuống xuyên qua hàng tấn gạch đá, sắt thép ngổn ngang trên hè, giữa lòng đường.

Ám ảnh nhất phải kể đến đoạn đường Thác Bạc, chỉ một đoạn dài chưa đầy một cây số đã có hàng loạt công trường xây dựng đang thi công rầm rộ. Ngược lên đầu dốc là hai đại công trường khác đối diện nhau, một bên hàng loạt xe siêu trường siêu trọng rầm rộ chở đất san lấp mặt bằng, bên kia là một dãy nhà cao tầng đang trong quá trình hoàn thiện.

Sa Pa bắt đầu thay đổi kể từ khi đường cao tốc Hà Nội–Lào Cai thông xe vào đầu năm 2014. Hàng loạt nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng... theo đó mà đua nhau hình thành.

 

Mặc dù nhà cao tầng đang đua chen nhau mọc lên, nhưng Sapa dường như đang mắc kẹt trong việc phát triển cơ sở hạ tầng. Suốt nhiều năm qua, người đến với Sapa ngày một đông, nhưng không có bất cứ con đường nào được mở rộng.

Bên cạnh sự nhếch nhác, bụi bặm từ những công trình xây dựng, vào những ngày cuối tuần, Sa Pa luôn phải đón một lượng lớn du khách từ các nơi đổ về, những hàng dài xe đã nối đuôi nhau vào thị trấn khiến nhiều thời điểm cảnh kẹt xe ở quốc lộ 4D không hề thua kém Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh khiến nhiều người lắc đầu ngao ngán.

Vẻ hoang sơ, thơ mộng của một thị trấn từng đứng đầu trong danh sách các địa điểm du lịch hấp dẫn dường như đã không còn. Không ít người tiếc nuối một không khí thanh bình, lãng mạn của Sa Pa ngày xưa...

Một số hình ảnh VietnamPlus ghi nhận lại ở thị trấn Sa Pa:

Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 2Mỗi buổi sáng thức dậy, đập vào tai du khách là những tiếng máy khoan cắt, máy xúc, ủi huyên náo cả một góc phố trong thị trấn Sa Pa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 3Ngay sát Nhà thờ Đá ở trung tâm thị trấn, hàng loạt công trình xây dựng đang 'bao vây' chiếm lĩnh một trong những vị trí đắc địa nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 4Sa Pa giờ đây là một đại công trường lớn với vật liệu xây dựng ngổn ngang, với những quả đồi bị băm nát để làm nơi nghỉ dưỡng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 5Mặt đường bị các xe tải trọng nặng ngày đêm 'băm nát' khiến chính quyền phải liên tục cải tạo lại cũng không ăn thua. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 6Không chỉ có ổ gà, ổ voi cũng xuất hiện ngày một nhiều dọc các con đường trung tâm thị trấn. Người ta cào đường lên rồi trải một lớp thảm mới, nhưng quá trình sửa chữa hết sức chậm chạp khiến người tham gia giao thông gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 7Con phố Thác Bạc hàng ngày phải 'oằn mình' cõng hàng trăm lượt xe tải trọng lớn chèn qua khiến mặt đường lún sụt nghiêm trọng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 8Ngay đối diện Nhà thờ Đá của thị trấn, một tổ hợp xây dựng lớn đang mọc lên cao vút, những chiếc tháp cần cẩu vươn cao lên tận trời. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 9Trên đường phố, từng tốp công nhân tan làm đi về còn đông hơn cả du khách. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 10Những con đường ven thị trấn bị đào lên nham nhở. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 11Khung cảnh phổ biến ở khắp các tuyến phố là những công trình đang gấp rút xây dựng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 12Dọc con dốc đi xuống bản Cát Cát, những căn nhà 'ăn' thẳng vào ngọn núi đã bị xẻ nham nhở. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 13Giàn giáo tua tủa mọc lên khắp nơi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 14Không còn cảnh lãng mạn với cây cối, vách đá như xưa, khách du lịch bây giờ lội bộ dọc chân dốc khi hai bên là các công trường tấp nập như trong một thành phố xa lạ nào đó. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 15Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia đến năm 2030, Sa Pa sẽ trở thành nơi nghỉ dưỡng, văn hoá tầm cỡ quốc gia, quốc tế, thu hút khoảng 5,2 triệu du khách mỗi năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 16Thế nhưng quy hoạch phải đi đôi với bảo tồn và gìn giữ kiến trúc cũng như nét đẹp văn hóa của Sa Pa mới có giá trị lâu dài. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 17Đừng vì quy hoạch mà làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan sinh thái, biến Sa Pa trở nên bụi bặm, ngổn ngang như một công trường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thưởng thức 'đặc sản mới' của Sa Pa: Công trường xây dựng ảnh 18Và chắc chắn, một phố núi mờ sương với nét đẹp cổ kính, rêu phong, hoang sơ sẽ chỉ còn trong hoài niệm của nhiều du khách. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục