Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 7/9 đã cảnh báo rằng những tiến bộ hướng tới hòa bình ở khu vực Trung Đông sẽ không đến một cách dễ dàng và nhanh chóng, mặc dù Israel và Palestine vừa khởi động lại các cuộc đàm phán trực tiếp.
Ông Obama đưa ra phát biểu nêu trên trong một thông điệp gửi tới những người Mỹ gốc Do Thái nhân dịp ngày lễ Rosh Hashanah của người Do Thái. Tuy nhiên, ông cho rằng những diễn biến trong khu vực đã đem lại hy vọng mới về hòa bình.
Ông Obama nói: "Khi Israel và Palestine đã trở lại đối thoại trực tiếp, trách nhiệm của chúng ta là khuyến khích và ủng hộ những ai sẵn sàng vượt qua những khác biệt và nỗ lực hướng tới hòa bình và an ninh ở Vùng đất Thánh."
Mặc dù cảnh báo "tiến bộ sẽ không đến dễ dàng hay nhanh chóng," song ông Obama nhấn mạnh "giờ đây đã có cơ hội để tiến lên phía trước, hướng tới mục tiêu chung - hai nhà nước Israel và Palestine chung sống bên nhau trong hòa bình và an ninh."
Trong khi đó, cùng ngày, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng tuyên bố rằng không có gì đảm bảo chắc chắn các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp với Chính quyền dân tộc Palestine (PNA) sẽ thành công.
Ông nhấn mạnh "còn nhiều trở ngại, nhiều hoài nghi và nhiều lý do để nghi ngờ, nhưng cần phải cố gắng đạt được hòa bình." Ông Netanyahu cũng khẳng định mọi thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Palestine đều phải dựa trên 2 tiêu chí là an ninh và công nhận Israel là một nhà nước Do Thái.
Tại Madrit, Thủ tướng Palestine Salam Fayyad đang ở thăm Tây Ban Nha tuyên bố các cuộc đàm phán trực tiếp vừa được khởi động lại sẽ thiếu độ tin cậy nếu Israel xây các khu định cư Do Thái mới tại vùng lãnh thổ Palestine sau khi kết thúc thời hạn đình chỉ xây dựng.
Quyết định của Israel đình chỉ xây dựng khu định cư mới tại Bờ Tây trong 10 tháng sẽ hết hiệu lực ngày 26/9 tới. Giới chức Israel đã tỏ ý sẽ không gia hạn quyết định này, trong khi phía Palestine tuyên bố sẽ rút khỏi đàm phán trực tiếp nếu Israel tiếp tục hoạt động xây dựng trên vùng đất chiếm đóng của Palestine.
Cùng ngày 7/9, Thủ tướng Lebanon Saad Hariri và Ngoại trưởng Jordan Nasser Judeh đã thảo luận về các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp Palestine-Israel.
Tại cuộc thảo luận ở thủ đô Beirut của Lebanon, Ngoại trưởng Jordan cho rằng việc nối lại đàm phán trực tiếp giữa Palestine và Israel là một bước đi quan trọng đối với tiến trình hòa bình khu vực. Ông nhấn mạnh đã có cam kết của tất cả các bên và tiến trình này cần sự tham vấn và phối hợp không ngừng của Lebanon.
Trước đó, Lebanon và Syria đã từ chối lời mời của Mỹ tham dự các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Israel và Palestine.
Trong một động thái liên quan, ngày 7/9, một quan chức Chính quyền dân tộc Palestine thông báo đã bắt giữ một số thành viên Phong trào Hồi giáo Hamas bị cáo buộc gây ra hai vụ tấn công người định cư Israel ở Bờ Tây hôm 31/8 và 1/9 vừa qua gây nhiều thương vong.
Theo quan chức trên, hai nhóm Hamas đã bị bắt giữ, song không nói rõ số người, trong khi Hamas cho rằng khoảng 150 đến 550 thành viên của nhóm này đã bị bắt giữ sau hai vụ tấn công trên./.
Ông Obama đưa ra phát biểu nêu trên trong một thông điệp gửi tới những người Mỹ gốc Do Thái nhân dịp ngày lễ Rosh Hashanah của người Do Thái. Tuy nhiên, ông cho rằng những diễn biến trong khu vực đã đem lại hy vọng mới về hòa bình.
Ông Obama nói: "Khi Israel và Palestine đã trở lại đối thoại trực tiếp, trách nhiệm của chúng ta là khuyến khích và ủng hộ những ai sẵn sàng vượt qua những khác biệt và nỗ lực hướng tới hòa bình và an ninh ở Vùng đất Thánh."
Mặc dù cảnh báo "tiến bộ sẽ không đến dễ dàng hay nhanh chóng," song ông Obama nhấn mạnh "giờ đây đã có cơ hội để tiến lên phía trước, hướng tới mục tiêu chung - hai nhà nước Israel và Palestine chung sống bên nhau trong hòa bình và an ninh."
Trong khi đó, cùng ngày, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng tuyên bố rằng không có gì đảm bảo chắc chắn các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp với Chính quyền dân tộc Palestine (PNA) sẽ thành công.
Ông nhấn mạnh "còn nhiều trở ngại, nhiều hoài nghi và nhiều lý do để nghi ngờ, nhưng cần phải cố gắng đạt được hòa bình." Ông Netanyahu cũng khẳng định mọi thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Palestine đều phải dựa trên 2 tiêu chí là an ninh và công nhận Israel là một nhà nước Do Thái.
Tại Madrit, Thủ tướng Palestine Salam Fayyad đang ở thăm Tây Ban Nha tuyên bố các cuộc đàm phán trực tiếp vừa được khởi động lại sẽ thiếu độ tin cậy nếu Israel xây các khu định cư Do Thái mới tại vùng lãnh thổ Palestine sau khi kết thúc thời hạn đình chỉ xây dựng.
Quyết định của Israel đình chỉ xây dựng khu định cư mới tại Bờ Tây trong 10 tháng sẽ hết hiệu lực ngày 26/9 tới. Giới chức Israel đã tỏ ý sẽ không gia hạn quyết định này, trong khi phía Palestine tuyên bố sẽ rút khỏi đàm phán trực tiếp nếu Israel tiếp tục hoạt động xây dựng trên vùng đất chiếm đóng của Palestine.
Cùng ngày 7/9, Thủ tướng Lebanon Saad Hariri và Ngoại trưởng Jordan Nasser Judeh đã thảo luận về các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp Palestine-Israel.
Tại cuộc thảo luận ở thủ đô Beirut của Lebanon, Ngoại trưởng Jordan cho rằng việc nối lại đàm phán trực tiếp giữa Palestine và Israel là một bước đi quan trọng đối với tiến trình hòa bình khu vực. Ông nhấn mạnh đã có cam kết của tất cả các bên và tiến trình này cần sự tham vấn và phối hợp không ngừng của Lebanon.
Trước đó, Lebanon và Syria đã từ chối lời mời của Mỹ tham dự các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Israel và Palestine.
Trong một động thái liên quan, ngày 7/9, một quan chức Chính quyền dân tộc Palestine thông báo đã bắt giữ một số thành viên Phong trào Hồi giáo Hamas bị cáo buộc gây ra hai vụ tấn công người định cư Israel ở Bờ Tây hôm 31/8 và 1/9 vừa qua gây nhiều thương vong.
Theo quan chức trên, hai nhóm Hamas đã bị bắt giữ, song không nói rõ số người, trong khi Hamas cho rằng khoảng 150 đến 550 thành viên của nhóm này đã bị bắt giữ sau hai vụ tấn công trên./.
(TTXVN/Vietnam+)