Tiến sỹ Jane Goodall được trao Giải thưởng Tang năm 2020 trong lĩnh vực phát triển bền vững

ĐÀI BẮC, ĐÀI LOAN – Media OutReach – Ngày 18 tháng 6 năm 2020 – Tiến sỹ Jane Goodall, DBE, người sáng lập Viện Jane Goodall, Sứ giả Hòa bình của Liên Hợp Quốc và là một trong những nhà linh trưởng học (primatologist) có ảnh hưởng nhất hiện nay, vừa được công bố giành được Giải […]

ĐÀI BẮC, ĐÀI LOAN – Media OutReach – Ngày 18 tháng 6 năm 2020 – Tiến sỹ Jane Goodall, DBE, người sáng lập Viện Jane Goodall, Sứ giả Hòa bình của Liên Hợp Quốc và là một trong những nhà linh trưởng học (primatologist) có ảnh hưởng nhất hiện nay, vừa được công bố giành được Giải thưởng Tang năm 2020 trong lĩnh vực Phát triển bền vững “cho những khám phá đột phá của bà trong lĩnh vực linh trưởng học, xác định lại mối quan hệ giữa người và động vật và vì sự cống hiến vô song trọn đời của bà cho việc bảo tồn môi trường Trái đất”. Công việc của bà đã đặt nền tảng vững chắc cho thế giới hướng tới một tương lai bền vững.

Xác định lại mối quan hệ giữa người và động vật

Niềm đam mê động vật của Tiến sĩ Jane Goodall đã thúc đẩy bà chấp nhận lời đề nghị từ nhà nhân chủng học nổi tiếng Louis Leakey để thu thập dữ liệu về loài tinh tinh ở Tanzania. Bà bắt đầu đi vào nghiên cứu vào năm 1960, khi chỉ mới 26 tuổi. Thời gian ở rừng rậm châu Phi đã dẫn bà đến một loạt những khám phá đáng chú ý về hành vi của loài tinh tinh, bao gồm việc làm ra và sử dụng các công cụ để thăm dò đường hầm mối, giết và ăn thịt khỉ, cầu xin với đôi tay dang rộng, cách vỗ về, ôm hôn…

Mỗi con tinh tinh có tính cách độc đáo của nó, một tâm trí của riêng nó và thiên hướng cảm xúc riêng của nó. Các con tinh tinh có thể phát triển mối quan hệ lâu dài giữa các thành viên trong gia đình và tham gia vào cuộc chiến tàn khốc với nhau. Những phát hiện này đã đưa thông tin hoàn toàn mới vào lĩnh vực linh trưởng học, làm rung chuyển thế giới khoa học và xác định lại mối quan hệ giữa con người và động vật. Do đó, Tiến sĩ Louis Leakey đã tuyên bố: “Bây giờ chúng ta phải xác định lại ‘công cụ,’ xác định lại ‘người đàn ông’ hoặc chấp nhận tinh tinh như con người”. Và ông Stephen Jay Gould của Đại học Harvard gọi quan sát của Tiến sĩ Jane Goodall là “một trong những thành tựu to lớn của sự uyên bác trong thế kỷ 20”.

Bà không chỉ khám phá ra nhiều bí ẩn xung quanh các cộng đồng tinh tinh và điều chỉnh nhiều quan niệm sai lầm lâu đời phổ biến trong học thuật cho đến lúc đó. Thông qua kiến ​​thức tuyệt vời của mình, bà cũng đã giúp hướng dẫn Viện Y tế Quốc gia Mỹ thông qua một thay đổi quan trọng trong nghiên cứu y sinh học Mỹ: chấm dứt nghiên cứu xâm lấn về tinh tinh, ngăn chặn tình trạng tinh tinh bị lạm dụng, tạo cho chúng một không gian sống đầy đủ và đưa chúng về các khu bảo tồn liên bang.

Từ khoa học đến hành động, ủng hộ bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã

Nghiên cứu thực địa của bà Jane Goodall về tinh tinh, ban đầu dự kiến ​​chỉ kéo dài 5 năm, cuối cùng đã diễn ra trong hơn 60 năm, trở thành công trình nghiên cứu động vật hoang dã dài nhất trên thế giới cho đến thời điểm này. Năm 1977, bà đã thành lập Viện Jane Goodall để thúc đẩy việc bảo tồn động vật hoang dã và giáo dục mọi người về bảo vệ môi trường. Viện Jane Goodall có hơn 30 văn phòng trên khắp thế giới, bao gồm một văn phòng ở Đài Loan, được thành lập vào năm 1998.

Sau khi tham dự hội thảo “Tìm hiểu về tinh tinh” đầu tiên ở Chicago vào năm 1986, Tiến sĩ Jane Goodall đã cảnh báo về sự hủy hoại môi trường sống của tinh tinh với quy mô toàn cầu và nhận ra rằng, dù bản tính vốn là người nhút nhát và dè dặt, nhưng đã đến lúc bà xác định phải lớn tiếng cảnh báo và kêu gọi mọi người. Khi ở hội nghị, bà ứng xử như là một nhà khoa học. Còn trong cuộc sống, bà đã xác định phải đảm nhận vai trò của một nhà hoạt động về bảo tồn động vật hoang dã và giáo dục môi trường. Từ đó trở đi, bà luôn đấu tranh cho quyền lợi và quyền sống của những con tinh tinh.

Giờ đây ở tuổi 86, nhưng bà vẫn tỏ ra sung sức, tràn đầy năng lượng. vẫn dành tới trung bình 300 ngày mỗi năm đi lại để nói chuyện với khán giả trên toàn thế giới về các mối đe dọa gây ra cho tinh tinh và môi trường, đồng thời kêu gọi họ luôn có hành động cần thiết. Ngay cả đại dịch COVID-19 bùng phát cũng không thể ngăn bà làm việc. Ngược lại, thậm chí bà còn bận rộn hơn với các dự án nhằm tăng cường phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Cống hiến cho giáo dục để mang lại hy vọng cho mọi người

Vào năm 1991, Tiến sĩ Jane Goodall đã thành lập Chương trình Roots & Shoots (tạm dịch Gốc rễ & Chồi cây) của Jane Goodall, tiếp tục cam kết với giáo dục môi trường và công tác từ thiện. Cho đến nay, hơn 65 quốc gia đã tham gia chương trình rất có ý nghĩa này, giúp hình thành hơn 10.000 nhóm Gốc rễ & Chồi cây trên khắp thế giới để dạy cho những người trẻ tuổi cách suy nghĩ vượt trội và áp dụng lối sống bền vững hơn. Mục tiêu là để thúc đẩy một thế hệ công dân có ý thức sinh thái mới để chăm sóc trái đất của chúng ta.

Vào năm 1994, Viện Jane Goodall đã phát động “Chương trình TACARE” cho khu vực xung quanh Vườn quốc gia Gombe ở Tanzania. Dự án bảo tồn và phát triển tập trung vào cộng đồng này, thông qua sự hợp tác chặt chẽ với người dân địa phương, nhằm bảo vệ rừng và ngăn chặn tình trạng xuống cấp của đa dạng sinh học thông qua các biện pháp giảm nghèo như giới thiệu phương pháp canh tác bền vững, duy trì vườn ươm cây, bắt đầu chương trình tín dụng vi mô và cung cấp cơ sở y tế cũng như học bổng cho các nữ thanh niên địa phương.

Trong những năm qua, Tiến sỹ Jane Goodall đã thu hút được một lượng lớn những người trẻ tuổi có cùng chí hướng, những người trên toàn thế giới mà bà đã giành phần lớn thời gian của mình để nói chuyện nhằm kêu gọi quan tâm hơn, chú trọng hơn đến bảo vệ môi trường. Bà từng nói: “Công việc của tôi là mang đến cho mọi người hy vọng. Tôi duy trì hy vọng một phần bởi vì ở mọi nơi bạn đến, luôn có những người trẻ tận tụy, đam mê và nỗ lực để thay đổi. Chính họ đã truyền cảm hứng cho bạn”.

Những đóng góp vô giá mà Tiến sỹ Jane Goodall đã thực hiện trong các lĩnh vực như nghiên cứu về tinh tinh và giáo dục môi trường đã chứng kiến việc ​​bà được công nhận, vinh danh bởi nhiều giải thưởng và danh hiệu uy tín, cao quý, bao gồm cả việc bà được bổ nhiệm làm Sứ giả Hòa bình của Liên Hợp Quốc vào năm 2002 và danh hiệu: Quý Bà của Đế chế Anh (Dame of the British Empire) vào năm 2004, được đích thân Hoàng tử Charles trao tặng. Do đó, Ủy ban tuyển chọn Giải thưởng Tang đã quyết định chọn bà là người đoạt Giải thưởng Tang năm 2020 trong lĩnh vực phát triển bền vững, để ghi nhận và tuyên dương vai trò quan trọng mà bà đã thực hiện trong suốt cuộc đời mình, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững trên trường quốc tế.

Được thành lập bởi doanh nhân Đài Loan, Tiến sỹ Samuel Yin, Giải thưởng Tang được trao 2 năm một lần trong 4 lĩnh vực là Phát triển bền vững, Khoa học dược phẩm sinh học, Trung Quốc học và Luật pháp. Mỗi người đoạt Giải thưởng Tang được nhận 40 triệu Đài tệ (khoảng 1,33 triệu USD) bằng tiền mặt, 10 triệu Đài tệ (khoảng 0,33 triệu USD) khoản tài trợ nghiên cứu, một huy chương được làm bằng vàng nguyên chất 99,99% được thiết kế bởi nhà thiết kế Nhật Bản Fukasawa Naoto. Giải thưởng nhằm mục đích thúc đẩy sự tương tác và hợp tác giữa văn hóa và công nghệ để tìm ra cho sự phát triển bền vững của thế giới trong thế kỷ 21. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang web chính thức của giải thưởng tại https://www.tang-prize.org/en/first.php.

Thông tin về Tang Prize (Giải thưởng Tang)

Tiến sĩ Samuel Yin, Chủ tịch Tập đoàn Ruentex, đã sáng lập Giải thưởng Tang vào tháng 12 năm 2012 như một phần mở rộng của giá trị tối cao mà gia đình ông đặt vào giáo dục. Với ý định nhớ lại thời kỳ hoàng kim của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, Giải thưởng Tang tìm kiếm nguồn năng lượng truyền cảm hứng cho những người làm việc ở tất cả các nơi trên thế giới. Để biết thêm thông tin về Giải thưởng Tang và những người từng đoạt giải, hãy truy cập www.tang-prize.org



Tin cùng chuyên mục