Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, để phát triển kinh tế-xã hội từ nay đến cuối năm 2010, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát giá cả, không để tình trạng tăng giá bất hợp lý, trong đó đáng chú ý là kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình trạng tăng giá đất và nhà ở.
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, diễn ra ngày 1/6 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng chỉ rõ một số giải pháp khác mà các bộ, ngành, địa phương cần chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới, đó là tiếp tục sớm ban hành các cơ chế, chính sách nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn ách tắc trong sản xuất kinh doanh. Duy trì chế độ giao ban sản xuất kinh doanh, nhất là vấn đề xuất nhập khẩu.
Bộ Công Thương và ngành điện phải chỉ đạo quyết liệt khắc phục tình trạng thiếu điện, bảo đảm nguồn điện phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải chỉ đạo các ngân hàng có các giải pháp thực hiện hạ lãi suất tín dụng cùng với chỉ đạo điều hành tỷ giá giữa VND với ngoại tệ hợp lý. Phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư, nhất là các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển.
Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, đặc biệt là các gia đình thương binh, liệt sĩ, lão thành cách mạng, chính sách xoá nghèo bền vững đối với 62 huyện nghèo.
Đáng chú ý về vấn đề nợ công hiện đang được dư luận quan tâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, nợ công của Việt Nam hiện nay vẫn an toàn và hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát.
Mặc dù phiên họp chỉ kéo dài một ngày nhưng Chính phủ vẫn dành phần lớn thời gian tập trung thảo luận cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2010, dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước, cùng với đó là nhiệm vụ, giải pháp trong 7 tháng cuối năm 2010.
Sau khi nghe Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và các ý kiến đóng góp bổ sung, Chính phủ thống nhất đánh giá, thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 6/4/2010 của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương triển khai chương trình hành động nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5% trong năm 2010, với các chỉ tiêu kinh tế- xã hội, nhiệm vụ và sát pháp sát thực.
Tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Các cân đối vĩ mô cơ bản được ổn định. Thu ngân sách đạt cao so với cùng kỳ năm trước; đầu tư phát triển được đẩy mạnh; xuất khẩu tiếp tục được cải thiện; lạm phát được kiềm chế.
Sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng gấp hơn 3 lần cùng kỳ năm trước. Dịch vụ tăng khá; nhất là các hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi, lượng khách du lịch quốc tế; tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác chỉ đạo điều hành kinh tế-xã hội từ trung ương đến bộ, ngành, địa phương, Chính phủ nhận thấy một số vấn đề tồn tại, khó khăn cần được xử lý, khắc phục đó là nhập khẩu tăng mạnh nên nhập siêu vẫn ở mức cao; thị trường bất động sản có những biểu hiện bất thường, giá cả nhà đất tăng đột biến. Đáng chú ý tình trạng thiếu điện ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng còn cao. Thiên tai, dịch bệnh đã làm cho đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp khó khăn.
Cũng tại phiên họp này, Chính phủ thảo luận cho ý kiến về Báo cáo đánh giá tác động sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO; tình hình thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 4 năm 2010, chương trình công tác của Chính phủ tháng 5 năm 2010; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng tháng 5 năm 2010; công tác cải cách hành chính tháng 5 năm 2010; Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật Kiểm toán độc lập; Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật Đo lường./.
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, diễn ra ngày 1/6 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng chỉ rõ một số giải pháp khác mà các bộ, ngành, địa phương cần chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới, đó là tiếp tục sớm ban hành các cơ chế, chính sách nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn ách tắc trong sản xuất kinh doanh. Duy trì chế độ giao ban sản xuất kinh doanh, nhất là vấn đề xuất nhập khẩu.
Bộ Công Thương và ngành điện phải chỉ đạo quyết liệt khắc phục tình trạng thiếu điện, bảo đảm nguồn điện phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải chỉ đạo các ngân hàng có các giải pháp thực hiện hạ lãi suất tín dụng cùng với chỉ đạo điều hành tỷ giá giữa VND với ngoại tệ hợp lý. Phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư, nhất là các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển.
Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, đặc biệt là các gia đình thương binh, liệt sĩ, lão thành cách mạng, chính sách xoá nghèo bền vững đối với 62 huyện nghèo.
Đáng chú ý về vấn đề nợ công hiện đang được dư luận quan tâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, nợ công của Việt Nam hiện nay vẫn an toàn và hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát.
Mặc dù phiên họp chỉ kéo dài một ngày nhưng Chính phủ vẫn dành phần lớn thời gian tập trung thảo luận cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2010, dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước, cùng với đó là nhiệm vụ, giải pháp trong 7 tháng cuối năm 2010.
Sau khi nghe Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và các ý kiến đóng góp bổ sung, Chính phủ thống nhất đánh giá, thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 6/4/2010 của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương triển khai chương trình hành động nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5% trong năm 2010, với các chỉ tiêu kinh tế- xã hội, nhiệm vụ và sát pháp sát thực.
Tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Các cân đối vĩ mô cơ bản được ổn định. Thu ngân sách đạt cao so với cùng kỳ năm trước; đầu tư phát triển được đẩy mạnh; xuất khẩu tiếp tục được cải thiện; lạm phát được kiềm chế.
Sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng gấp hơn 3 lần cùng kỳ năm trước. Dịch vụ tăng khá; nhất là các hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi, lượng khách du lịch quốc tế; tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác chỉ đạo điều hành kinh tế-xã hội từ trung ương đến bộ, ngành, địa phương, Chính phủ nhận thấy một số vấn đề tồn tại, khó khăn cần được xử lý, khắc phục đó là nhập khẩu tăng mạnh nên nhập siêu vẫn ở mức cao; thị trường bất động sản có những biểu hiện bất thường, giá cả nhà đất tăng đột biến. Đáng chú ý tình trạng thiếu điện ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng còn cao. Thiên tai, dịch bệnh đã làm cho đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp khó khăn.
Cũng tại phiên họp này, Chính phủ thảo luận cho ý kiến về Báo cáo đánh giá tác động sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO; tình hình thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 4 năm 2010, chương trình công tác của Chính phủ tháng 5 năm 2010; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng tháng 5 năm 2010; công tác cải cách hành chính tháng 5 năm 2010; Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật Kiểm toán độc lập; Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật Đo lường./.
Quang Liên (TTXVN/Vietnam+)