Ong mật tạo ra ong chúa bằng cách cho ấu trùng của chúng ăn sữa ong chúa.
Đây là kết luận của nhà khoa học Masaki Kamakura thuộc trường Đại học Toyama của Nhật Bản sau khi tiến hành nghiên cứu.
Ông đã cất trữ sữa ong chúa ở 40 độ C trong 30 ngày và cho ấu trùng ăn sữa ong trong một khoảng thời gian ngắn.
Ảnh hưởng uy quyền của nó dần dần suy yếu, điều này cho thấy thành phần chủ chốt này đang thối rữa.
Sau đó, ông lại cho ấu trùng này ăn sữa đã bị khử hoạt tính nhiều lần và mỗi lần là một hỗn tạp khác nhau. Kết quả là chỉ có một loại protein khiến ấu trùng có thể trở thành ong chúa, ông Kamakura gọi đó là royalactin.
Để tìm hiểu có chế hoạt động của royalactin, ông Kamakura trộn protein này với chế độ ăn của ấu trùng ruồi trái cây. Hỗn hợp thức ăn này đã khiến ấu trùng trái cây phát triển to hơn so với kích cỡ bình thường và đẻ nhiều trứng hơn, giống như trường hợp của ong.
Ông Kamakura phát hiện royalactin hoạt động bằng cách mở gen mã Egfr, một loại protein được tìm thấy trong thế giới động vật.
Tiến sĩ Francis Ratnieks đến từ Đại học Sussex ở Anh nhận xét, cơ chế tiền sinh tồn đã có sẵn để sản sinh hệ thống thứ bậc ở loài ong.
Đầu tiên, khi các loài côn trùng hình thành những khu vực có tính tổ chức xã hội cao, con chúa và con thợ chắc hẳn đã hoàn toàn giống nhau về hình dáng, về sau xuất hiện các địa vị phân biệt khác nhau là do royalactin hay một thứ gì đó giống thế tạo ra./.
Đây là kết luận của nhà khoa học Masaki Kamakura thuộc trường Đại học Toyama của Nhật Bản sau khi tiến hành nghiên cứu.
Ông đã cất trữ sữa ong chúa ở 40 độ C trong 30 ngày và cho ấu trùng ăn sữa ong trong một khoảng thời gian ngắn.
Ảnh hưởng uy quyền của nó dần dần suy yếu, điều này cho thấy thành phần chủ chốt này đang thối rữa.
Sau đó, ông lại cho ấu trùng này ăn sữa đã bị khử hoạt tính nhiều lần và mỗi lần là một hỗn tạp khác nhau. Kết quả là chỉ có một loại protein khiến ấu trùng có thể trở thành ong chúa, ông Kamakura gọi đó là royalactin.
Để tìm hiểu có chế hoạt động của royalactin, ông Kamakura trộn protein này với chế độ ăn của ấu trùng ruồi trái cây. Hỗn hợp thức ăn này đã khiến ấu trùng trái cây phát triển to hơn so với kích cỡ bình thường và đẻ nhiều trứng hơn, giống như trường hợp của ong.
Ông Kamakura phát hiện royalactin hoạt động bằng cách mở gen mã Egfr, một loại protein được tìm thấy trong thế giới động vật.
Tiến sĩ Francis Ratnieks đến từ Đại học Sussex ở Anh nhận xét, cơ chế tiền sinh tồn đã có sẵn để sản sinh hệ thống thứ bậc ở loài ong.
Đầu tiên, khi các loài côn trùng hình thành những khu vực có tính tổ chức xã hội cao, con chúa và con thợ chắc hẳn đã hoàn toàn giống nhau về hình dáng, về sau xuất hiện các địa vị phân biệt khác nhau là do royalactin hay một thứ gì đó giống thế tạo ra./.
Anh Minh (Vietnam+)