“Tầm nhìn mới cho nông nghiệp ở Đông Nam Á” là một trong các chủ đề được thảo luận tại ngày làm việc đầu tiên (6/6) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về Đông Á 2010.
Trước dự báo về các sản phẩm chủ lực của khu vực Đông Nam Á như gạo, lúa mì có thể sẽ bị giảm hơn 40% tổng sản lượng vào năm 2050 do biến đổi khí hậu, diện tích đất trung bình phục vụ nông nghiệp cũng sẽ giảm, một câu hỏi được đặt ra là tầm nhìn mới nào các nước Đông Nam Á phải thực hiện để đảm bảo an ninh lương thực, môi trường bền vững và phát triển hợp lý trong tương lai.
Từ kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát chia sẻ nền nông nghiệp thế giới đang gặp nhiều khó khăn khi diện tích đất trồng trọt ngày càng sụt giảm, lại thêm biến đổi khí hậu. Theo tính toán, chỉ cần nước biển dâng cao thêm 1m thì 40% diện tích của lưu vực Mekong sẽ bị ngập lụt, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa của Việt Nam.
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa cũng làm giảm đất nông nghiệp, vì vậy để gia tăng sản lượng thì phải tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, phải sử dụng chính tiến bộ khoa học công nghệ do con người phát minh ra để nuôi con người.
“Để làm được việc này cần sự hỗ trợ của chính phủ, sự hợp tác giữa các bên. Cần hỗ trợ nông dân về công nghệ, dịch vụ công, cơ sở hạ tầng, xử lý bệnh tật, đồng thời cần cập nhật kiến thức, thông tin cho người nông dân để họ có thể tự bảo vệ mình,” ông Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Ở một góc độ khác, đề xuất của các nhà phân phối, các tập đoàn sản xuất thực phẩm lớn trên thế giới cũng có thể là một hướng đi mới cho ngành nông nghiệp Đông Nam Á.
Ông Frist Van Dijk - Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc khu vực châu Á, châu Đại Dương, châu Phi và Trung Đông của Tập đoàn Nestle, nhấn mạnh thế giới cần phải tăng gấp đôi sản lượng lương thực.
Để làm được điều này, đại diện Nestle cho rằng phải áp dụng những kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời phát triển mạnh chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp.
Theo ông Eckhard Cordes - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành Tập đoàn Metro, đồng chủ tịch WEF Đông Á 2010, chuỗi cung ứng sản phẩm là rất quan trọng nhưng bên cạnh đó cũng cần nhìn lại hiệu quả ở khâu sau thu hoạch của các nước trong khu vực.
“Theo thống kê, đến 30% sản lượng nông nghiệp sau thu hoạch bị hao hụt do thiếu kỹ năng và công nghệ bảo quản,” Chủ tịch Metro cho biết.
Chia sẻ những đề xuất của các tập đoàn hàng đầu thế giới, Bộ trưởng Nông nghiệp và Lâm nghiệp Lào Sitaheng Rasphone cho biết Lào cũng rất quan tâm và muốn xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, lưu trữ trong sản xuất nông nghiệp.
Hiện Lào rất cần sự hợp tác cả về phía chính phủ lẫn hợp tác tư nhân với các nước, thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển hạ tầng cơ sở, làm nền tảng trước khi phát triển ngành nông nghiệp theo những bước đi hiện đại và tầm nhìn mới./.
Trước dự báo về các sản phẩm chủ lực của khu vực Đông Nam Á như gạo, lúa mì có thể sẽ bị giảm hơn 40% tổng sản lượng vào năm 2050 do biến đổi khí hậu, diện tích đất trung bình phục vụ nông nghiệp cũng sẽ giảm, một câu hỏi được đặt ra là tầm nhìn mới nào các nước Đông Nam Á phải thực hiện để đảm bảo an ninh lương thực, môi trường bền vững và phát triển hợp lý trong tương lai.
Từ kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát chia sẻ nền nông nghiệp thế giới đang gặp nhiều khó khăn khi diện tích đất trồng trọt ngày càng sụt giảm, lại thêm biến đổi khí hậu. Theo tính toán, chỉ cần nước biển dâng cao thêm 1m thì 40% diện tích của lưu vực Mekong sẽ bị ngập lụt, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa của Việt Nam.
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa cũng làm giảm đất nông nghiệp, vì vậy để gia tăng sản lượng thì phải tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, phải sử dụng chính tiến bộ khoa học công nghệ do con người phát minh ra để nuôi con người.
“Để làm được việc này cần sự hỗ trợ của chính phủ, sự hợp tác giữa các bên. Cần hỗ trợ nông dân về công nghệ, dịch vụ công, cơ sở hạ tầng, xử lý bệnh tật, đồng thời cần cập nhật kiến thức, thông tin cho người nông dân để họ có thể tự bảo vệ mình,” ông Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Ở một góc độ khác, đề xuất của các nhà phân phối, các tập đoàn sản xuất thực phẩm lớn trên thế giới cũng có thể là một hướng đi mới cho ngành nông nghiệp Đông Nam Á.
Ông Frist Van Dijk - Phó Chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc khu vực châu Á, châu Đại Dương, châu Phi và Trung Đông của Tập đoàn Nestle, nhấn mạnh thế giới cần phải tăng gấp đôi sản lượng lương thực.
Để làm được điều này, đại diện Nestle cho rằng phải áp dụng những kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời phát triển mạnh chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp.
Theo ông Eckhard Cordes - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành Tập đoàn Metro, đồng chủ tịch WEF Đông Á 2010, chuỗi cung ứng sản phẩm là rất quan trọng nhưng bên cạnh đó cũng cần nhìn lại hiệu quả ở khâu sau thu hoạch của các nước trong khu vực.
“Theo thống kê, đến 30% sản lượng nông nghiệp sau thu hoạch bị hao hụt do thiếu kỹ năng và công nghệ bảo quản,” Chủ tịch Metro cho biết.
Chia sẻ những đề xuất của các tập đoàn hàng đầu thế giới, Bộ trưởng Nông nghiệp và Lâm nghiệp Lào Sitaheng Rasphone cho biết Lào cũng rất quan tâm và muốn xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, lưu trữ trong sản xuất nông nghiệp.
Hiện Lào rất cần sự hợp tác cả về phía chính phủ lẫn hợp tác tư nhân với các nước, thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển hạ tầng cơ sở, làm nền tảng trước khi phát triển ngành nông nghiệp theo những bước đi hiện đại và tầm nhìn mới./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)