Có thể thấy, chơi Tết-chơi xuân khó hơn chơi… thường ở chỗ cần vui nhưng phải mang sắc màu văn hóa, có ý nghĩa về truyền thống.
Văn Miếu-Quốc Tử Giám tôn vinh đạo học
Sau những tuần lạnh giá, ngoài Tết Tân Mão thời tiết đẹp, nắng ấm chan hòa, hàng vạn người dân ở Thủ đô và du khách đã nô nức thăm Văn Miếu-Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Đây cũng là nét đẹp truyền thống bao đời của người Hà Thành trong những ngày năm mới.
Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc, Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã trao đổi cùng phóng viên Vietnam+: Trong tháng Giêng này, nhiều trò chơi Xuân sẽ được tổ chức tại đây như cờ tướng, biểu diễn múa rối nước; đặc biệt là triển lãm cây cảnh và hoa xuân ở nhà Bia, múa Tứ linh ở sân nhà Thái học.
“Chúng tôi có tổ chức trình diễn nghệ thuật Thư pháp và tặng chữ từ mùng 2 đến mùng 9. Đến Rằm tháng Giêng, hoạt động Lễ hội Ngày Thơ việt Nam sẽ diễn ra tại Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám nhưng các hoạt động đón khách tham quan và tham dự hội xuân tại Văn Miếu vẫn diễn ra bình thường không ảnh hưởng gì," ông Ngọc nhấn mạnh.
Quan sát cho thấy, dịp xuân này chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công không chuyên và chuyên nghiệp của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Đoàn nghệ thuật dân gian truyền thống tại sân Thái Học thu hút được khá đông người đến xem.
Những tiết mục biểu diễn ca trù, hát xẩm, múa ống tập thể nam, nữ, hát văn Ông Hoàng Mười, Cô Bơ, Cô bé thượng ngàn luôn nhận được nhiều tràng pháo tay tán thưởng của khách quốc tế và trong nước.
Cạnh đó, những trận thi đấu cờ người của 16 kỳ thủ hàng đầu Hà Thành đã thu hút đông đảo người xem. Bên cạnh chương trình biểu diễn múa rối nước Đào thục vào ngày 4/2 đến 13/2 (Dương lịch), biểu diễn múa Long Ly Quy Phượng vào ngày 7 đến 11/2, nhiều hoạt động đón xuân khác cũng được tổ chức tại sân Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Văn Miếu-Quốc Tử Giám tôn vinh đạo học
Sau những tuần lạnh giá, ngoài Tết Tân Mão thời tiết đẹp, nắng ấm chan hòa, hàng vạn người dân ở Thủ đô và du khách đã nô nức thăm Văn Miếu-Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Đây cũng là nét đẹp truyền thống bao đời của người Hà Thành trong những ngày năm mới.
Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc, Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã trao đổi cùng phóng viên Vietnam+: Trong tháng Giêng này, nhiều trò chơi Xuân sẽ được tổ chức tại đây như cờ tướng, biểu diễn múa rối nước; đặc biệt là triển lãm cây cảnh và hoa xuân ở nhà Bia, múa Tứ linh ở sân nhà Thái học.
“Chúng tôi có tổ chức trình diễn nghệ thuật Thư pháp và tặng chữ từ mùng 2 đến mùng 9. Đến Rằm tháng Giêng, hoạt động Lễ hội Ngày Thơ việt Nam sẽ diễn ra tại Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám nhưng các hoạt động đón khách tham quan và tham dự hội xuân tại Văn Miếu vẫn diễn ra bình thường không ảnh hưởng gì," ông Ngọc nhấn mạnh.
Quan sát cho thấy, dịp xuân này chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công không chuyên và chuyên nghiệp của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Đoàn nghệ thuật dân gian truyền thống tại sân Thái Học thu hút được khá đông người đến xem.
Những tiết mục biểu diễn ca trù, hát xẩm, múa ống tập thể nam, nữ, hát văn Ông Hoàng Mười, Cô Bơ, Cô bé thượng ngàn luôn nhận được nhiều tràng pháo tay tán thưởng của khách quốc tế và trong nước.
Cạnh đó, những trận thi đấu cờ người của 16 kỳ thủ hàng đầu Hà Thành đã thu hút đông đảo người xem. Bên cạnh chương trình biểu diễn múa rối nước Đào thục vào ngày 4/2 đến 13/2 (Dương lịch), biểu diễn múa Long Ly Quy Phượng vào ngày 7 đến 11/2, nhiều hoạt động đón xuân khác cũng được tổ chức tại sân Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Nhà giáo Nghiêm Văn Hoàng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Đến Văn Miếu du xuân, thắp nén nhang, dâng lễ trước ban thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền trong Đại Bái Đường, cùng ban thờ danh nhân Chu Văn An trong nhà Thái Học là để mong cho một năm mới khai thông trí tuệ.”
Thầy Hoàng trao đổi: “Tôn sùng đạo học là một trong những nét đẹp và tạo nên sự khác biệt về văn hóa, không khí đón xuân của Thủ đô so với những nơi khác trong cả nước.”
Vui tháng Giêng tại Bảo tàng dân tộc học
Người Hà Nội không chỉ giữ nếp riêng mà từ trong "cốt cách" của dân chốn kinh kỳ và kể cả người nhập cư về Hà Nội cũng muốn mở mang, đón nhận nhiều vùng văn hóa cho tâm hồn mình. Thế nên, trong điều kiện thời gian có hạn không thể đi xa mà vẫn có thể "mắt thấy, tai nghe" về đời sống những miền xa thì bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn là điểm đến lý tưởng.
Bảo tàng này tổ chức Hội vui xuân không chỉ gói gọn trong những ngày Tết. Đây là địa chỉ hấp dẫn đối với du khách dịp đầu năm mới, đáp ứng nhu cầu vui chơi của công chúng Thủ đô, góp phần quảng bá, giáo dục thế hệ trẻ về vốn văn hóa cổ truyền của các dân tộc.
Theo bà Lê Vũ Hằng-cán bộ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nơi đây tổ chức chương trình Vui xuân Tân Mão trong những ngày đầu xuân và một số hoạt động kéo dài trong tháng Giêng. Đó là những hoạt động vui chơi bổ ích, những sinh hoạt văn hóa đặc sắc gắn với Tết truyền thống và tập quán mừng năm mới của một số dân tộc ở Việt Nam.
Tết này, lần đầu tiên người Raglai đến từ tỉnh Ninh Thuận, người Dao Lô gang và người Na Miẻo đến từ tỉnh Lạng Sơn sẽ giới thiệu về văn hóa của mình tại Bảo tàng bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Bên cạnh đó, có múa rối nước của làng quê với các tích trò vui nhộn, có nghệ thuật thư pháp với sự tham gia của cả hai thế hệ già và trẻ. Những nghệ nhân làng Đông Hồ trình diễn in tranh, nhưng du khách cũng có thể tự tay thử in bức tranh mà mình thích.
Theo phó giáo sư, tiễn sĩ Võ Quang Trọng-Giám đốc bảo tàng Dân tộc học thì trong chương trình Vui xuân Tân Mão của Bảo tàng có tới hơn hai chục trò chơi dân gian. "Đầu năm mới, đến chơi xuân tại chỗ chúng tôi, du khách có thể thưởng thức những hương vị cổ truyền của người Tày, như: lợn quay lá mác mật, thịt trâu khô xào chua ngọt, lạp xường treo gác bếp, xôi cẩm, bánh pẻng khô, bánh cóc mò, bánh khẩu si, rượu men lá…,” ông Trọng cho hay.
Cũng theo ông Trọng, để tổ chức chương trình Vui xuân Tân Mão phong phú và đa dạng như vậy, bảo tàng đã mời hơn 90 người đến từ nhiều nơi và thuộc những dân tộc khác nhau (Việt, Tày, Nùng, Dao, Na Miẻo, Raglai) đồng thời tuyển khoảng 150 tình nguyện viên là sinh viên, học sinh ở Hà Nội.
Chương trình xuân cùng với hai khu trưng bày thường xuyên và chuyên đề hiện hữu làm cho Bảo tàng Dân tộc học trở thành địa chỉ lý thú, có nhiều lựa chọn, để du khách thưởng thức, trải nghiệm và khám phá về văn hóa Việt Nam trong dịp đi chơi đầu năm mới./.
Bảo tàng này tổ chức Hội vui xuân không chỉ gói gọn trong những ngày Tết. Đây là địa chỉ hấp dẫn đối với du khách dịp đầu năm mới, đáp ứng nhu cầu vui chơi của công chúng Thủ đô, góp phần quảng bá, giáo dục thế hệ trẻ về vốn văn hóa cổ truyền của các dân tộc.
Theo bà Lê Vũ Hằng-cán bộ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nơi đây tổ chức chương trình Vui xuân Tân Mão trong những ngày đầu xuân và một số hoạt động kéo dài trong tháng Giêng. Đó là những hoạt động vui chơi bổ ích, những sinh hoạt văn hóa đặc sắc gắn với Tết truyền thống và tập quán mừng năm mới của một số dân tộc ở Việt Nam.
Tết này, lần đầu tiên người Raglai đến từ tỉnh Ninh Thuận, người Dao Lô gang và người Na Miẻo đến từ tỉnh Lạng Sơn sẽ giới thiệu về văn hóa của mình tại Bảo tàng bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Bên cạnh đó, có múa rối nước của làng quê với các tích trò vui nhộn, có nghệ thuật thư pháp với sự tham gia của cả hai thế hệ già và trẻ. Những nghệ nhân làng Đông Hồ trình diễn in tranh, nhưng du khách cũng có thể tự tay thử in bức tranh mà mình thích.
Theo phó giáo sư, tiễn sĩ Võ Quang Trọng-Giám đốc bảo tàng Dân tộc học thì trong chương trình Vui xuân Tân Mão của Bảo tàng có tới hơn hai chục trò chơi dân gian. "Đầu năm mới, đến chơi xuân tại chỗ chúng tôi, du khách có thể thưởng thức những hương vị cổ truyền của người Tày, như: lợn quay lá mác mật, thịt trâu khô xào chua ngọt, lạp xường treo gác bếp, xôi cẩm, bánh pẻng khô, bánh cóc mò, bánh khẩu si, rượu men lá…,” ông Trọng cho hay.
Cũng theo ông Trọng, để tổ chức chương trình Vui xuân Tân Mão phong phú và đa dạng như vậy, bảo tàng đã mời hơn 90 người đến từ nhiều nơi và thuộc những dân tộc khác nhau (Việt, Tày, Nùng, Dao, Na Miẻo, Raglai) đồng thời tuyển khoảng 150 tình nguyện viên là sinh viên, học sinh ở Hà Nội.
Chương trình xuân cùng với hai khu trưng bày thường xuyên và chuyên đề hiện hữu làm cho Bảo tàng Dân tộc học trở thành địa chỉ lý thú, có nhiều lựa chọn, để du khách thưởng thức, trải nghiệm và khám phá về văn hóa Việt Nam trong dịp đi chơi đầu năm mới./.
Nguyễn Anh (Vietnam+)