Trong không gian rốt cuộc có bao nhiêu mảnh vụn và những mảnh vụn này sẽ gây ảnh hưởng như thế nào tới chúng ta. Đó là câu hỏi thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
Theo các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu mục tiêu không gian và quan sát mảnh vụn thuộc Viện khoa học Trung Quốc, hiện tại đã phát hiện hơn 9.600 mảnh vụn đường kính trên 10cm trong không gian.
Mảnh vụn trong không gian là những sản phẩm do hoạt động của con người trong không gian tạo ra. Bao gồm, các loại tên lửa sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ, vệ tinh, vật liệu phóng tên lửa, chất thải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trong không gian, các mảnh vụn sản sinh do sự va chạm giữa vác vật thể trong không gian.
Tất cả những sản phẩm này đều là nguồn gốc chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không gian. Nếu những "rác thải không gian" này ngày càng nhiều, chúng sẽ xâm chiếm vị trí quỹ đạo, qua đó sẽ gây nguy hiểm cho các thiết bị bay trong quỹ đạo.
Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu mục tiêu không gian và quan sát vũ trụ cho biết, những loại rác thải không gian này chỉ gây ra tổn hại trong không gian, không gây ảnh hưởng rõ nét đối với Trái Đất. Những mảnh vụn lớn có thể gây nguy hiểm cho các thiết bị hàng không vũ trụ.
Trước mắt con người chỉ có thể "phòng tránh" chứ không thể "xử lý" được những loại rác thải không gian này. Nước Mỹ đã từng đưa ra ý tưởng sử dụng bom laser tiêu diệt mảnh vụn, tuy nhiên điều này có thể sẽ làm sản sinh càng nhiều mảnh vụ nhỏ hơn.
Một số chuyên gia đưa ra biện pháp dùng lưới lớn để bắt... Và có rất nhiều ý tưởng được đưa ra xung quanh việc xử lý rác thải không gian. Tuy nhiên, đến nay giới khoa học vẫn bó tay trước hiện tượng này./.
Theo các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu mục tiêu không gian và quan sát mảnh vụn thuộc Viện khoa học Trung Quốc, hiện tại đã phát hiện hơn 9.600 mảnh vụn đường kính trên 10cm trong không gian.
Mảnh vụn trong không gian là những sản phẩm do hoạt động của con người trong không gian tạo ra. Bao gồm, các loại tên lửa sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ, vệ tinh, vật liệu phóng tên lửa, chất thải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trong không gian, các mảnh vụn sản sinh do sự va chạm giữa vác vật thể trong không gian.
Tất cả những sản phẩm này đều là nguồn gốc chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không gian. Nếu những "rác thải không gian" này ngày càng nhiều, chúng sẽ xâm chiếm vị trí quỹ đạo, qua đó sẽ gây nguy hiểm cho các thiết bị bay trong quỹ đạo.
Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu mục tiêu không gian và quan sát vũ trụ cho biết, những loại rác thải không gian này chỉ gây ra tổn hại trong không gian, không gây ảnh hưởng rõ nét đối với Trái Đất. Những mảnh vụn lớn có thể gây nguy hiểm cho các thiết bị hàng không vũ trụ.
Trước mắt con người chỉ có thể "phòng tránh" chứ không thể "xử lý" được những loại rác thải không gian này. Nước Mỹ đã từng đưa ra ý tưởng sử dụng bom laser tiêu diệt mảnh vụn, tuy nhiên điều này có thể sẽ làm sản sinh càng nhiều mảnh vụ nhỏ hơn.
Một số chuyên gia đưa ra biện pháp dùng lưới lớn để bắt... Và có rất nhiều ý tưởng được đưa ra xung quanh việc xử lý rác thải không gian. Tuy nhiên, đến nay giới khoa học vẫn bó tay trước hiện tượng này./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)