Theo một nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Khoa học của Pháp, các nhà nghiên cứu thuộc Học viện quốc gia về y tế và nghiên cứu y học của nước này (Inserm) đã tìm ra một protein nằm trong hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc chống vi khuẩn mycobacterium gây bệnh lao phổi.
Phát hiện này đã mở ra những phương pháp mới trong việc điều trị lao phổi, một căn bệnh viêm nhiễm làm 1,4 triệu người tử vong mỗi năm trên thế giới.
Được gây ra bởi một loại vi khuẩn mycobacterium có tên là trực khuẩn Koch, bệnh lao phổi rất khó chữa khỏi, đặc biệt là vì các phương pháp điều trị bằng kháng sinh đang trở nên kém hiệu quả.
Trong khi 1/4 dân số thế giới bị ảnh hưởng do lao phổi, chỉ có 10% số người có những dấu hiệu lâm sàng của căn bệnh này. Do vậy, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nguyên nhân khiến căn bệnh trên không bùng phát ở tất cả những người bị viêm nhiễm.
Để làm điều này, các nhà nghiên cứu đã phân tích những thành phần di truyền trong cơ thể của những trẻ em bị nhiễm khuẩn mycobacterium thông qua những công nghệ mới về xác định chuỗi ADN trong bản đồ gien của người. Họ đã phát hiện một phân tử có tên là ISG15 được tạo ra sau khi cơ thể người bị nhiễm khuẩn mycobacterium.
Theo những tác giả chính của nghiên cứu trên, “nhiều triển vọng đang được mở ra nhờ phát hiện này. Trên bình diện khoa học, sự hiểu biết một cách tinh tế về cơ chế hoạt động của ISG15 và những điều chỉnh của nó chắc chắn sẽ giúp hiểu biết rõ nhất về khả năng miễn dịch chống mycobacterium, một giai đoạn cần thiết để chống lao phổi”./.
Phát hiện này đã mở ra những phương pháp mới trong việc điều trị lao phổi, một căn bệnh viêm nhiễm làm 1,4 triệu người tử vong mỗi năm trên thế giới.
Được gây ra bởi một loại vi khuẩn mycobacterium có tên là trực khuẩn Koch, bệnh lao phổi rất khó chữa khỏi, đặc biệt là vì các phương pháp điều trị bằng kháng sinh đang trở nên kém hiệu quả.
Trong khi 1/4 dân số thế giới bị ảnh hưởng do lao phổi, chỉ có 10% số người có những dấu hiệu lâm sàng của căn bệnh này. Do vậy, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nguyên nhân khiến căn bệnh trên không bùng phát ở tất cả những người bị viêm nhiễm.
Để làm điều này, các nhà nghiên cứu đã phân tích những thành phần di truyền trong cơ thể của những trẻ em bị nhiễm khuẩn mycobacterium thông qua những công nghệ mới về xác định chuỗi ADN trong bản đồ gien của người. Họ đã phát hiện một phân tử có tên là ISG15 được tạo ra sau khi cơ thể người bị nhiễm khuẩn mycobacterium.
Theo những tác giả chính của nghiên cứu trên, “nhiều triển vọng đang được mở ra nhờ phát hiện này. Trên bình diện khoa học, sự hiểu biết một cách tinh tế về cơ chế hoạt động của ISG15 và những điều chỉnh của nó chắc chắn sẽ giúp hiểu biết rõ nhất về khả năng miễn dịch chống mycobacterium, một giai đoạn cần thiết để chống lao phổi”./.
Lê Bàng (Vietnam+)