Khi nhịp kim chiếc đồng hồ đang nhích những vòng quay cuối cùng của năm Tân Mão thì cũng là lúc mọi người chuẩn bị về quê ăn Tết, sum họp gia đình.
Ở nơi hải đảo xa xôi, vẫn có những người lính hải quân Trường Sa miệt mài ngày đêm giữ tay súng bảo vệ chủ quyền.
Với họ, Tết là những ngày đợi chờ những lá thư, đồ đạc gia đình gửi khi có tàu ra là giây phút được vào bờ đoàn tụ gia đình; là sự chia ly giữa các đồng đội và những lời chào hỏi chiến sĩ mới.
Và người lính dù ở hoàn cảnh nào cũng luôn luôn giữ được niềm tin, sự lạc quan yêu đời bởi họ nhận được sự quan tâm rất lớn không chỉ từ gia đình mà còn cả những người dân trong đất liền.
Người ở, người đi
Trong cuộc hải trình về Trường Sa, dù thời gian lưu lại ở mỗi điểm đảo không lâu nhưng hình ảnh về cuộc sống, sinh hoạt, lao động và chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ ở tất cả những nơi chúng tôi đến đều được lưu lại với những dấu ấn rất khó quên. Những tên đảo, tên người và từng gương mặt sạm nắng gió của người chiến sĩ hải quân cứ hiện ra tươi nguyên trong tâm trí chúng tôi trong suốt hải trình.
Dịp cuối năm nào trên Trường Sa, những chiếc tàu hải quân vượt qua sóng gió biển khơi đến với hải đảo xa xôi mang theo món quà vật chất và tinh thần đến với mỗi người lính đang làm nhiệm vụ bảo vệ hải đảo. Hành trình con tàu mang theo nhiều niềm hy vọng, mang Tết sớm đến với bà con, lính đảo và cũng đem cả những nỗi niềm cảm xúc của không chỉ riêng ai.
Trên chuyến tàu này có trường hợp đầu tiên trên đảo khi hai bố con cùng gặp nhau trên cầu cảng đảo Nam Yết nhưng trong tâm thế kẻ ở, người đi.
Dáng người to béo, mái tóc lốm đốm bạc, màu da ngăm đen vì nắng biển, trong trang phục hải quân nghiêm nghị, trung tá Nguyễn Văn Siển, Chính trị viên cụm 1, đảo Nam Yết đang dõi đôi mắt theo chiếc xuồng CQ chuyển tải có chở chiến sĩ Nguyễn Thế Bôn, con trai anh vào đảo lần này.
Hỏi chuyện anh mới biết, Tết này anh không còn ở Trường Sa mà về đất liền cùng với gia đình rồi ở lại đó công tác nhưng trong hành trình thay quân ngược lại, đứa con trai Nguyễn Thế Bôn sinh năm 1993 của anh lại được chuyển vào chính đảo nơi anh công tác.
Mắt thoáng đượm buồn, nhìn vào khoảng biển xa xăm, Trung tá Siển chậm rãi kể về sự gặp gỡ đặc biệt này giữa cha và con trên cùng một chuyến tàu.
Đứng trong lực lượng quân đội được hơn 27 năm, anh Siển trước đó học sỹ quan lục quân rồi về Quân đoàn 1 làm việc. Sau ba lần xung phong ra Trường Sa, đến năm 1994 anh mới được đi.
Thấm thoát đã 5 năm ở Trường Sa, trong đó có hơn 3 năm anh ở đảo Nam Yết rồi được điều chuyển sang đảo khác. Thời gian về nghỉ và gặp con chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng qua mỗi lần trò chuyện anh nhận thấy rằng Bôn cũng giống anh khi hai bố con đều thống nhất tư tưởng phải thực hiện nghĩa vụ người đàn ông bằng cách ra đảo giữ vững tay súng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Thế rồi, kỳ thi đại học năm nay, Bôn đã thi đỗ trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Hà Nội nhưng em không đi học mà quyết nộp đơn đăng ký đi nghĩa vụ quân sự để được đứng trong quân ngũ.
Anh Siển cũng không ngăn cản con dù biết rằng chặng đường đứa con trai duy nhất đã chọn cũng sẽ trải qua rất nhiều chông gai vì anh đã đi trước.
“Đi bộ đội thì không dư giả, giàu có nhưng các cháu sẽ có môi trường tôi luyện ý chí tốt, có sự quản lý chặt chẽ của tổ chức. Nhiều cháu không có bố làm bộ đội vẫn có thể học và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao vì thế tôi không lo lắng nhiều về con trai,” anh Siển cho hay.
Câu chuyện của chúng tôi ngắt quãng khi chiếc xuồng CQ cập bến đảo Nam Yết, từ xa, anh Siển đã thấy bóng hình người con trai bé bỏng ngày nào của mình nay đã trưởng thành và rắn rỏi hơn sau khi được rèn luyện trong quân ngũ.
Ôm chặt con vào lòng, hỏi han tình hình sức khỏe trên chuyến tàu vào đảo, anh Siển vội vàng khuân giúp đồ và đưa con về nơi ăn nghỉ.
Khuôn mặt trắng trẻo, tính cách có chút nhút nhát, Bôn cho chúng tôi biết em đã được huấn luyện 3 tháng ở Tiểu đoàn 453, Lữ đoàn 957 (Bộ Tư lệnh Hải quân) và mới nhận được quyết định ra đảo thực hiện nghĩa vụ quân sự.
“Em chỉ biết Trường Sa qua phương tiện thông tin đại chúng, trước kia mỗi khi về, bố rất ít khi kể về chuyện ở đảo vì thế nên em thích được khám phá và thử sức đúng nghề của bố,” Bôn lí nhí nói.
Theo Bôn, là người đàn ông thì phải biết đến Trường Sa, thực hiện nghĩa vụ đi lính để trả nợ nước.
“Giờ bố về em cũng không lo vì đã chuẩn bị rất kỹ tư tưởng công tác,” Bôn cho hay.
Vỗ vai động viên con, anh Siển cho biết, anh đã xin phép đơn vị cho đêm nay hai cha con được ngủ chung phòng để chỉ bảo cách sống trong môi trường chiến sĩ…
Ảnh và thư tình người lính
Trong lần vào đảo Đá Thị, chúng tôi bắt gặp hình ảnh Đại úy Lưu Công Hiền, Trưởng xuồng CQ ngồi trên chiếc giường đơn nở nụ cười khi mở tập album ảnh dày cộp và những phong thư được bọc gọn gàng xếp ngăn nắp, cẩn thận trong chiếc hộp cá nhân.
Lật kỹ từng tấm ảnh, ngắm từng nét đứa con gái 5 tuổi đang nhí nhảnh bên mẹ, anh Hiền khoe với chúng tôi đó là báu vật của gia đình anh, là nguồn động viên và nghị lực tiếp thêm sức mạnh cho anh công tác tốt ở đảo.
Những bức ảnh cưới, ảnh cháu sinh ra và lớn lên, hai bên nội ngoại đều được rửa thật đẹp gửi ra để anh biết rằng trong tâm trí mọi người vẫn sẽ luôn đồng hành vượt qua mọi chặng đường khó khăn cùng anh.
Anh Hiền kể, mới ra đảo được 5 tháng, dù đã có thâm niên ăn Tết xa nhà nhưng năm nay là cái Tết đầu tiên trên đảo nên rất bỡ ngỡ và lạ lẫm.
“Người thân ở đất liền có gặp chuyện gì thì cũng không thể về được nhưng mình phải hy sinh vì mọi người, vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc,” anh Hiền cho hay.
Thời gian đầu mới ra đảo anh Hiền nhớ nhà vì chưa bao giờ đi lâu và xa thế. Tối đến, vợ gọi điện vào hỏi thăm sức khỏe, công tác, nghe giọng con hỏi bố bao giờ về anh lại thấy nhớ gia đình đến nao lòng.
Cũng may, đợt này, tàu vào đảo Đá Thị nên vợ đã gửi cho anh chiếc gối và những bức ảnh chụp những thành viên trong gia đình gửi cùng lá thư đầy những cảm xúc tâm tư, tình cảm khiến cái Tết này cũng đỡ cô đơn.
“Thư gửi vào đảo cũng khác so với đất liền. Lá thư được bọc túi nilon xong mới đến lớp phong bì bên ngoài. Với mỗi lính đảo, được cầm trên tay lá thư của người thân là một cảm xúc thiêng liêng vì ở mỗi nét chữ là sự dồn nén những nỗi cô đơn, sự nhớ nhung, chia sẻ tâm tình của người mẹ, người vợ và người yêu,” anh Hiền ngậm ngùi nói.
Tranh thủ vốn thời gian ít ỏi, anh nhanh tay viết lá thư gửi về gia đình và cũng nhờ chúng tôi chụp vài bức ảnh để vào đất liền gửi về cho gia đình yên tâm, biết được công việc, cuộc sống của anh.
Chia tay những chiến sĩ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trên đảo, chúng tôi thấy sự hy sinh thầm lặng của lính đảo thật đáng cao quý và trân trọng.
Mỗi lần tàu ra đảo đều có sự chia ly giữa người ở, người đi để lại trong mỗi người sự nhớ thương, nỗi buồn đến nao lòng./.
Ở nơi hải đảo xa xôi, vẫn có những người lính hải quân Trường Sa miệt mài ngày đêm giữ tay súng bảo vệ chủ quyền.
Với họ, Tết là những ngày đợi chờ những lá thư, đồ đạc gia đình gửi khi có tàu ra là giây phút được vào bờ đoàn tụ gia đình; là sự chia ly giữa các đồng đội và những lời chào hỏi chiến sĩ mới.
Và người lính dù ở hoàn cảnh nào cũng luôn luôn giữ được niềm tin, sự lạc quan yêu đời bởi họ nhận được sự quan tâm rất lớn không chỉ từ gia đình mà còn cả những người dân trong đất liền.
Người ở, người đi
Trong cuộc hải trình về Trường Sa, dù thời gian lưu lại ở mỗi điểm đảo không lâu nhưng hình ảnh về cuộc sống, sinh hoạt, lao động và chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ ở tất cả những nơi chúng tôi đến đều được lưu lại với những dấu ấn rất khó quên. Những tên đảo, tên người và từng gương mặt sạm nắng gió của người chiến sĩ hải quân cứ hiện ra tươi nguyên trong tâm trí chúng tôi trong suốt hải trình.
Dịp cuối năm nào trên Trường Sa, những chiếc tàu hải quân vượt qua sóng gió biển khơi đến với hải đảo xa xôi mang theo món quà vật chất và tinh thần đến với mỗi người lính đang làm nhiệm vụ bảo vệ hải đảo. Hành trình con tàu mang theo nhiều niềm hy vọng, mang Tết sớm đến với bà con, lính đảo và cũng đem cả những nỗi niềm cảm xúc của không chỉ riêng ai.
Trên chuyến tàu này có trường hợp đầu tiên trên đảo khi hai bố con cùng gặp nhau trên cầu cảng đảo Nam Yết nhưng trong tâm thế kẻ ở, người đi.
Dáng người to béo, mái tóc lốm đốm bạc, màu da ngăm đen vì nắng biển, trong trang phục hải quân nghiêm nghị, trung tá Nguyễn Văn Siển, Chính trị viên cụm 1, đảo Nam Yết đang dõi đôi mắt theo chiếc xuồng CQ chuyển tải có chở chiến sĩ Nguyễn Thế Bôn, con trai anh vào đảo lần này.
Hỏi chuyện anh mới biết, Tết này anh không còn ở Trường Sa mà về đất liền cùng với gia đình rồi ở lại đó công tác nhưng trong hành trình thay quân ngược lại, đứa con trai Nguyễn Thế Bôn sinh năm 1993 của anh lại được chuyển vào chính đảo nơi anh công tác.
Mắt thoáng đượm buồn, nhìn vào khoảng biển xa xăm, Trung tá Siển chậm rãi kể về sự gặp gỡ đặc biệt này giữa cha và con trên cùng một chuyến tàu.
Đứng trong lực lượng quân đội được hơn 27 năm, anh Siển trước đó học sỹ quan lục quân rồi về Quân đoàn 1 làm việc. Sau ba lần xung phong ra Trường Sa, đến năm 1994 anh mới được đi.
Thấm thoát đã 5 năm ở Trường Sa, trong đó có hơn 3 năm anh ở đảo Nam Yết rồi được điều chuyển sang đảo khác. Thời gian về nghỉ và gặp con chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng qua mỗi lần trò chuyện anh nhận thấy rằng Bôn cũng giống anh khi hai bố con đều thống nhất tư tưởng phải thực hiện nghĩa vụ người đàn ông bằng cách ra đảo giữ vững tay súng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Thế rồi, kỳ thi đại học năm nay, Bôn đã thi đỗ trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Hà Nội nhưng em không đi học mà quyết nộp đơn đăng ký đi nghĩa vụ quân sự để được đứng trong quân ngũ.
Anh Siển cũng không ngăn cản con dù biết rằng chặng đường đứa con trai duy nhất đã chọn cũng sẽ trải qua rất nhiều chông gai vì anh đã đi trước.
“Đi bộ đội thì không dư giả, giàu có nhưng các cháu sẽ có môi trường tôi luyện ý chí tốt, có sự quản lý chặt chẽ của tổ chức. Nhiều cháu không có bố làm bộ đội vẫn có thể học và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao vì thế tôi không lo lắng nhiều về con trai,” anh Siển cho hay.
Câu chuyện của chúng tôi ngắt quãng khi chiếc xuồng CQ cập bến đảo Nam Yết, từ xa, anh Siển đã thấy bóng hình người con trai bé bỏng ngày nào của mình nay đã trưởng thành và rắn rỏi hơn sau khi được rèn luyện trong quân ngũ.
Ôm chặt con vào lòng, hỏi han tình hình sức khỏe trên chuyến tàu vào đảo, anh Siển vội vàng khuân giúp đồ và đưa con về nơi ăn nghỉ.
Khuôn mặt trắng trẻo, tính cách có chút nhút nhát, Bôn cho chúng tôi biết em đã được huấn luyện 3 tháng ở Tiểu đoàn 453, Lữ đoàn 957 (Bộ Tư lệnh Hải quân) và mới nhận được quyết định ra đảo thực hiện nghĩa vụ quân sự.
“Em chỉ biết Trường Sa qua phương tiện thông tin đại chúng, trước kia mỗi khi về, bố rất ít khi kể về chuyện ở đảo vì thế nên em thích được khám phá và thử sức đúng nghề của bố,” Bôn lí nhí nói.
Theo Bôn, là người đàn ông thì phải biết đến Trường Sa, thực hiện nghĩa vụ đi lính để trả nợ nước.
“Giờ bố về em cũng không lo vì đã chuẩn bị rất kỹ tư tưởng công tác,” Bôn cho hay.
Vỗ vai động viên con, anh Siển cho biết, anh đã xin phép đơn vị cho đêm nay hai cha con được ngủ chung phòng để chỉ bảo cách sống trong môi trường chiến sĩ…
Ảnh và thư tình người lính
Trong lần vào đảo Đá Thị, chúng tôi bắt gặp hình ảnh Đại úy Lưu Công Hiền, Trưởng xuồng CQ ngồi trên chiếc giường đơn nở nụ cười khi mở tập album ảnh dày cộp và những phong thư được bọc gọn gàng xếp ngăn nắp, cẩn thận trong chiếc hộp cá nhân.
Lật kỹ từng tấm ảnh, ngắm từng nét đứa con gái 5 tuổi đang nhí nhảnh bên mẹ, anh Hiền khoe với chúng tôi đó là báu vật của gia đình anh, là nguồn động viên và nghị lực tiếp thêm sức mạnh cho anh công tác tốt ở đảo.
Những bức ảnh cưới, ảnh cháu sinh ra và lớn lên, hai bên nội ngoại đều được rửa thật đẹp gửi ra để anh biết rằng trong tâm trí mọi người vẫn sẽ luôn đồng hành vượt qua mọi chặng đường khó khăn cùng anh.
Anh Hiền kể, mới ra đảo được 5 tháng, dù đã có thâm niên ăn Tết xa nhà nhưng năm nay là cái Tết đầu tiên trên đảo nên rất bỡ ngỡ và lạ lẫm.
“Người thân ở đất liền có gặp chuyện gì thì cũng không thể về được nhưng mình phải hy sinh vì mọi người, vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc,” anh Hiền cho hay.
Thời gian đầu mới ra đảo anh Hiền nhớ nhà vì chưa bao giờ đi lâu và xa thế. Tối đến, vợ gọi điện vào hỏi thăm sức khỏe, công tác, nghe giọng con hỏi bố bao giờ về anh lại thấy nhớ gia đình đến nao lòng.
Cũng may, đợt này, tàu vào đảo Đá Thị nên vợ đã gửi cho anh chiếc gối và những bức ảnh chụp những thành viên trong gia đình gửi cùng lá thư đầy những cảm xúc tâm tư, tình cảm khiến cái Tết này cũng đỡ cô đơn.
“Thư gửi vào đảo cũng khác so với đất liền. Lá thư được bọc túi nilon xong mới đến lớp phong bì bên ngoài. Với mỗi lính đảo, được cầm trên tay lá thư của người thân là một cảm xúc thiêng liêng vì ở mỗi nét chữ là sự dồn nén những nỗi cô đơn, sự nhớ nhung, chia sẻ tâm tình của người mẹ, người vợ và người yêu,” anh Hiền ngậm ngùi nói.
Tranh thủ vốn thời gian ít ỏi, anh nhanh tay viết lá thư gửi về gia đình và cũng nhờ chúng tôi chụp vài bức ảnh để vào đất liền gửi về cho gia đình yên tâm, biết được công việc, cuộc sống của anh.
Chia tay những chiến sĩ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trên đảo, chúng tôi thấy sự hy sinh thầm lặng của lính đảo thật đáng cao quý và trân trọng.
Mỗi lần tàu ra đảo đều có sự chia ly giữa người ở, người đi để lại trong mỗi người sự nhớ thương, nỗi buồn đến nao lòng./.
Đỗ Mạnh Hùng (Vietnam+)