Du khách phương Tây đang ráo riết săn lùng những tờ bạc mệnh giá 100.000 tỷ đôla Zimbabwe hiện không còn được lưu hành để kỷ niệm về một thời lạm phát kỷ lục tại quốc gia châu Phi này.
Tờ bạc có tới 13 chữ số này giờ được mua lại với giá 5 USD/tờ, tùy thuộc vào mức độ nguyên vẹn của nó.
Những tờ giấy bạc như thế này cùng nhiều tờ bạc khác mệnh giá hàng triệu, hàng tỷ và nghìn tỷ đôla đã bị Thủ tướng Morgan Tsvangirai “khai tử” theo một thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa ông và Tổng thống Robert Mugabe cách đây gần hai năm, khi USD trở thành đồng tiền được chính thức lưu hành nhằm chấm dứt tình trạng “siêu lạm phát” ở nước này.
Nhiều du khách phương Tây đang tìm mua những đồng tiền thời “siêu lạm phát” này vì tò mò. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất ở Zimbabwe năm 2008, khi lạm phát đã lên tới hàng tỷ phần trăm mỗi năm và giá cả leo thang từng giờ, 700 triệu Zimdollar chỉ mua được một ổ bánh mỳ.
Tình trạng lạm phát chưa từng có này không chỉ ảnh hưởng đến các giao dịch trên thị trường mà tác động tới cả ngành giáo dục. Các giáo viên cho biết cảm nhận về số học của học sinh đã bị bóp méo, khiến chúng khó tưởng tượng ra đúng giá trị thực tế của các con số.
Trong một chuyến đi thực tế, nhiều sinh viên đã tỏ ý coi thường khi nghe giới thiệu về một viên đá granite được một sông băng đưa đến Zimbabwe từ cách đây 700 triệu năm. Rất dễ hiểu, con số 700 triệu là quá bé nhỏ so với những con số trăm tỷ, nghìn tỷ mà chúng được tiếp cận mỗi ngày.
Trong thời suy thoái kinh tế tồi tệ nhất và siêu lạm phát ở Zimbabwe, đơn vị tiền tệ cao nhất được lưu hành là 10 mũ 25. Khi đó, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe đã phải cắt bớt vài chữ số 0, nhưng các giao dịch lớn vẫn phải tính bằng 15 chữ số 0, thậm chí là 18, cho đến khi ngừng lưu hành đồng nội tệ./.
Tờ bạc có tới 13 chữ số này giờ được mua lại với giá 5 USD/tờ, tùy thuộc vào mức độ nguyên vẹn của nó.
Những tờ giấy bạc như thế này cùng nhiều tờ bạc khác mệnh giá hàng triệu, hàng tỷ và nghìn tỷ đôla đã bị Thủ tướng Morgan Tsvangirai “khai tử” theo một thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa ông và Tổng thống Robert Mugabe cách đây gần hai năm, khi USD trở thành đồng tiền được chính thức lưu hành nhằm chấm dứt tình trạng “siêu lạm phát” ở nước này.
Nhiều du khách phương Tây đang tìm mua những đồng tiền thời “siêu lạm phát” này vì tò mò. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất ở Zimbabwe năm 2008, khi lạm phát đã lên tới hàng tỷ phần trăm mỗi năm và giá cả leo thang từng giờ, 700 triệu Zimdollar chỉ mua được một ổ bánh mỳ.
Tình trạng lạm phát chưa từng có này không chỉ ảnh hưởng đến các giao dịch trên thị trường mà tác động tới cả ngành giáo dục. Các giáo viên cho biết cảm nhận về số học của học sinh đã bị bóp méo, khiến chúng khó tưởng tượng ra đúng giá trị thực tế của các con số.
Trong một chuyến đi thực tế, nhiều sinh viên đã tỏ ý coi thường khi nghe giới thiệu về một viên đá granite được một sông băng đưa đến Zimbabwe từ cách đây 700 triệu năm. Rất dễ hiểu, con số 700 triệu là quá bé nhỏ so với những con số trăm tỷ, nghìn tỷ mà chúng được tiếp cận mỗi ngày.
Trong thời suy thoái kinh tế tồi tệ nhất và siêu lạm phát ở Zimbabwe, đơn vị tiền tệ cao nhất được lưu hành là 10 mũ 25. Khi đó, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe đã phải cắt bớt vài chữ số 0, nhưng các giao dịch lớn vẫn phải tính bằng 15 chữ số 0, thậm chí là 18, cho đến khi ngừng lưu hành đồng nội tệ./.
Thanh Phương (Vietnam+)