Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Sông Đà-Hoàng Liên Nguyễn Thanh Kim cho biết, đến 18 giờ ngày 9/9, tổ máy số 1 Thủy điện Sử Pán 2, công suất 11,5MgW thuộc Công ty cổ phần Thủy điện Sông Đà-Hoàng Liên đã phát điện ổn định sau 24 tiếng khởi động.
Dự kiến tổ máy số 1 Thủy điện Sử Pán 2 sẽ hòa lưới điện quốc gia vào đầu tháng 10 này nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Lào Cai khi cả ba tổ máy cùng hoạt động.
Nhà máy Thủy điện Sử Pán 2 do Công ty cổ phần Thủy điện Sông Đà-Hoàng Liên (Tổng Công ty Sông Đà) làm chủ đầu tư (có công suất thiết kế ba tổ máy là 34,5 MW) nằm trên Ngòi Bo, xã Bản Hồ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
Công trình được khởi công đầu năm 2007 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2010. Song đến tháng 12/2010, tại đây đã xảy ra vụ sạt lở đất, vùi lấp một nửa nhà máy với các thiết bị đã lắp đặt gần hoàn chỉnh hẹn ngày chạy thử.
Ước tính có khoảng 40.000m3 đất đá từ cao độ 618 của Nhà máy Thủy điện Nậm Toóng, do Công ty Cổ phần Thủy điện Sa Pa làm chủ đầu tư, đã trôi xuống phía dưới làm Nhà máy thủy điện Sử Pán 2 bị đổ tường đầu hồi, đất đá vùi lấp đến gần mái nhà.
Ông Nguyễn Thanh Kim, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Đà-Hoàng Liên cho biết vụ sạt lở đất đã phá hỏng toàn bộ thiết bị điều khiển trung tâm, thiết bị rơle phân phối điện, thiết bị điều khiển môtơ cánh hướng và van cầu tổ máy số ba.
Sự cố làm nhà máy thiệt hại hàng trăm tỷ đồng và chậm tiến độ phát điện gần môt năm.
Vừa tập trung nạo vét đất, khắc phục sự cố, Công ty cổ phần Thủy điện Sông Đà-Hoàng Liên đã thương thảo với nhà thầu Bắc Kinh về tiến độ cung cấp và giá trị lô thiết bị phát sinh thay thế cho các thiết bị vừa bị vùi lấp và hư hỏng theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai.
Đầu tháng 9/2011, Công ty cổ phần Thủy điện Sa Pa đã chấp nhận bồi thường các thiệt hại của Nhà máy Sử Pán 2 theo giá trị thực tế, và việc đền bù sẽ được dứt điểm vào cuối tháng 9/2011.
Đây là tin vui "kép" đối với Công ty Cổ phần Thuỷ điện Sông Đà-Hoàng Liên, bởi cuối tháng Chín năm nay cả ba tổ máy của thủy điện này sẽ hoàn tất đi vào hoạt động hòa lưới điện quốc gia vào đầu tháng 10/2011.
Dự kiến tổ máy số 1 Thủy điện Sử Pán 2 sẽ hòa lưới điện quốc gia vào đầu tháng 10 này nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Lào Cai khi cả ba tổ máy cùng hoạt động.
Nhà máy Thủy điện Sử Pán 2 do Công ty cổ phần Thủy điện Sông Đà-Hoàng Liên (Tổng Công ty Sông Đà) làm chủ đầu tư (có công suất thiết kế ba tổ máy là 34,5 MW) nằm trên Ngòi Bo, xã Bản Hồ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
Công trình được khởi công đầu năm 2007 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2010. Song đến tháng 12/2010, tại đây đã xảy ra vụ sạt lở đất, vùi lấp một nửa nhà máy với các thiết bị đã lắp đặt gần hoàn chỉnh hẹn ngày chạy thử.
Ước tính có khoảng 40.000m3 đất đá từ cao độ 618 của Nhà máy Thủy điện Nậm Toóng, do Công ty Cổ phần Thủy điện Sa Pa làm chủ đầu tư, đã trôi xuống phía dưới làm Nhà máy thủy điện Sử Pán 2 bị đổ tường đầu hồi, đất đá vùi lấp đến gần mái nhà.
Ông Nguyễn Thanh Kim, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Đà-Hoàng Liên cho biết vụ sạt lở đất đã phá hỏng toàn bộ thiết bị điều khiển trung tâm, thiết bị rơle phân phối điện, thiết bị điều khiển môtơ cánh hướng và van cầu tổ máy số ba.
Sự cố làm nhà máy thiệt hại hàng trăm tỷ đồng và chậm tiến độ phát điện gần môt năm.
Vừa tập trung nạo vét đất, khắc phục sự cố, Công ty cổ phần Thủy điện Sông Đà-Hoàng Liên đã thương thảo với nhà thầu Bắc Kinh về tiến độ cung cấp và giá trị lô thiết bị phát sinh thay thế cho các thiết bị vừa bị vùi lấp và hư hỏng theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai.
Đầu tháng 9/2011, Công ty cổ phần Thủy điện Sa Pa đã chấp nhận bồi thường các thiệt hại của Nhà máy Sử Pán 2 theo giá trị thực tế, và việc đền bù sẽ được dứt điểm vào cuối tháng 9/2011.
Đây là tin vui "kép" đối với Công ty Cổ phần Thuỷ điện Sông Đà-Hoàng Liên, bởi cuối tháng Chín năm nay cả ba tổ máy của thủy điện này sẽ hoàn tất đi vào hoạt động hòa lưới điện quốc gia vào đầu tháng 10/2011.
Như vậy, thời gian phát điện Nhà máy Thủy điện Sử Pán 2 đã bị chậm chín tháng vì các nguyên nhân khách quan bất khả kháng. Đây cũng là bài học để Công ty Thủy điện Sông Đà-Hoàng Liên có bài học kinh nghiệm trong việc thi công các công trình thủy điện ở vùng sâu, vùng núi cao trong những năm tiếp theo./.
Lục Văn Toán (TTXVN/Vietnam+)