Tòa án Mỹ bác đơn kiện của Bộ tư pháp, ủng hộ AT&T mua lại Time Warner

Phán quyết của tòa phúc thẩm liên bang Mỹ đã đưa ra kết luận cuối cùng về những tranh cãi giữa AT&T và các cơ quan quản lý chống độc quyền của Mỹ xung quanh vụ sáp nhập đình đàm.
Phán quyết của Tòa phúc thẩm Mỹ được coi là hành động gỡ bỏ rào cản pháp lý cuối cùng cho thương vụ sáp nhập giữa hai hãng khổng lồ AT&T và Time Warner. (Nguồn: Shutterstock).
Phán quyết của Tòa phúc thẩm Mỹ được coi là hành động gỡ bỏ rào cản pháp lý cuối cùng cho thương vụ sáp nhập giữa hai hãng khổng lồ AT&T và Time Warner. (Nguồn: Shutterstock).

Ngày 26/2, tòa phúc thẩm liên bang Mỹ đã ra phán quyết đồng ý với thương vụ sáp nhập khổng lồ giữa nhà mạng viễn thông hàng đầu của Mỹ AT&T với tổ hợp truyền thông-giải trí Time Warner.

Phán quyết đưa ra kết luận cuối cùng về những tranh cãi giữa AT&T và các cơ quan quản lý chống độc quyền của Mỹ xung quanh vụ sáp nhập đình đàm.

"Việc sáp nhập các công ty sáng tạo này đã mang lại lợi ích đáng kể cho người tiêu dùng và nó sẽ tiếp tục như vậy trong nhiều năm tới. Mặc dù chúng tôi tôn trọng vai trò quan trọng của Bộ Tư pháp Mỹ trong quá trình đánh giá sáp nhập, chúng tôi tin tưởng rằng phán quyết ngày hôm nay sẽ chấm dứt vụ kiện tụng này," Luật sư ATT David McAtee nói trong một tuyên bố.

[Vừa được tòa "bật đèn xanh," AT&T đã hoàn thành thâu tóm Time Warner]

Theo người phát ngôn Bộ Tư pháp Mỹ, bộ này chấp nhận phán quyết của tòa án và sẽ không kháng cáo.

Vào tháng 6, Tòa sơ thẩm Mỹ đã ra phán quyết giá thầu 85,4 tỷ USD của AT&T để mua lại Time Warner là hợp pháp và không áp dụng điều kiện nào cho việc sáp nhập.

Trong khi đó, Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng việc sáp nhập sẽ làm giảm sự cạnh tranh trong ngành truyền hình trả tiền, với lý do lo ngại rằng AT&T, chủ sở hữu nhà cung cấp truyền hình vệ tinh DirecTV, có thể tính phí cao hơn với các nhà phân phối đối thủ cho các nội dung truyền hình mà Time Warner sản xuất và khiến tăng giá thuê bao cho người tiêu dùng.

Với những lý do trên, Bộ Tư pháp Mỹ đã kháng cáo phán quyết của Tòa sơ thẩm vào tháng 7, sau khi AT&T tuyên bố chính thức hoàn thành thương vụ mua lại Time Warner.

Vụ kiện này có tác động trên phạm vi rộng đối với xu hướng sáp nhập đã trở nên phổ biến giữa các công ty công nghệ và viễn thông.

Thương vụ sáp nhập trị giá 85 tỷ USD đặt nhiều tài sản truyền thông khổng lồ thuộc sở hữu của Time Warner - bao gồm HBO, Warner Bros. và CNN - thuộc quyền sở hữu của AT&T, một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet, truyền hình và điện thoại lớn nhất nước Mỹ./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục