Ngày 27/12, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “50 năm Hương rừng Cà Mau,” nhân kỷ niệm 50 năm tác phẩm "Hương rừng Cà Mau" (1962-2012) của cố nhà văn Sơn Nam đến với bạn đọc.
Đây là lần đầu tiên Nhà xuất bản Trẻ tổ chức kỷ niệm tuổi đời của một tác phẩm nhằm tri ân tác giả đã đóng góp một tác phẩm để đời.
Buổi tọa đàm với sự tham dự của các nhà văn, nhà nghiên cứu có mối giao kết thâm tình với nhà văn Sơn Nam, có nhiều kỷ niệm xung quanh tác phẩm "Hương rừng Cà Mau," như nhà thơ, nhà văn Lê Minh Quốc, Vũ Đức Sao Biển, Mạc Can, Nguyễn Đông Thức, nhà giáo Đinh Công Tâm và Lê Hữu Thành…
Đối với công chúng yêu nền văn học Việt Nam đương đại, nhà văn Sơn Nam được biết đến vừa là một nhà văn, nhà báo và nhà khảo cứu văn hóa. Ông đã có nhiều tác phẩm, đề tài nghiên cứu mang đậm dấu ấn Nam bộ như "Hương rừng Cà Mau" (1962); "Tìm hiểu đất Hậu Giang" (1959); "Chim quyên xuống đất" (1963)… và được nhiều người yêu quý, mến mộ gọi là ông già Nam Bộ; Pho từ điển sống về miền Nam; Nhà Nam Bộ học…
Tại buổi tọa đàm, những nhà văn, nhà thơ từng có thời gian làm việc và trải nghiệm cuộc sống cùng với nhà văn Sơn Nam khẳng định ông là một nhà văn hàng đầu trong việc thể hiện đậm nét và sâu sắc tính cách người Nam bộ thông qua những tác phẩm văn học.
Nhà thơ Lê Minh Quốc chia sẻ, khi đọc tác phẩm “Hương rừng Cà Mau” ông nhận thấy rằng, xâu chuỗi từng câu chuyện trong tác phẩm đều mang đậm nền văn hóa phương Nam như phong tục tập quán, lối sống, cách ăn ở lẫn ngữ điệu. Thông qua tác phẩm này, "Ông già Nam Bộ” Sơn Nam đã hoàn thành sứ mệnh đối với văn học đất phương Nam.
Hồi tưởng lại lần đầu tiên được cầm trên tay tác phẩm năm 1963, nhà báo Vũ Đức Sao Biển nhớ rất rõ bởi giọng văn rất bình dị nhưng lại sâu sắc và ẩn chứa trong từng câu chuyện giản đơn là những bài học của cuộc sống. Ông đã đọc đi đọc lại, thậm chí khi học xong đại học, Vũ Đức Sao Biển rất muốn đi vào Nam Bộ để tìm lại dấu vết ở U Minh Hạ, U Minh Thượng… trong tác phẩm của Sơn Nam.
Nhà báo Vũ Đức Sao Biển nhấn mạnh, tác phẩm "Hương rừng Cà Mau" với những không chỉ mang dấu ấn của riêng văn hóa phương Nam mà còn thể hiện được cái hồn và tinh hoa quý giá của dân tộc.
Các đại biểu khẳng định, mặc dù nhà văn Sơn Nam đã ra đi, nhưng trong trái tim của hàng triệu đọc giả yêu văn học nước nhà vẫn dành cho ông rất nhiều sự trân trọng và tri ân. Nhiều ý kiến cho rằng, để tiếp tục gìn giữ những giá trị văn học trong tác phẩm của nhà văn Sơn Nam và khuyến khích tác giả trẻ viết về văn học miền Nam, cần lập ra Quỹ nhà văn Sơn Nam hoặc Giải thưởng Nhà văn Sơn Nam để hỗ trợ và khích lệ họ.
Nhân dịp này, từ ngày 29/12-17/2/2013, Nhà xuất bản Trẻ sẽ tổ chức chương trình “50 ngày sách Sơn Nam,” bán trọn bộ "Hương rừng Cà Mau" chỉ với 50% giá bìa và giảm giá 50% cho tất cả các tựa sách còn lại của nhà văn Sơn Nam./.
Đây là lần đầu tiên Nhà xuất bản Trẻ tổ chức kỷ niệm tuổi đời của một tác phẩm nhằm tri ân tác giả đã đóng góp một tác phẩm để đời.
Buổi tọa đàm với sự tham dự của các nhà văn, nhà nghiên cứu có mối giao kết thâm tình với nhà văn Sơn Nam, có nhiều kỷ niệm xung quanh tác phẩm "Hương rừng Cà Mau," như nhà thơ, nhà văn Lê Minh Quốc, Vũ Đức Sao Biển, Mạc Can, Nguyễn Đông Thức, nhà giáo Đinh Công Tâm và Lê Hữu Thành…
Đối với công chúng yêu nền văn học Việt Nam đương đại, nhà văn Sơn Nam được biết đến vừa là một nhà văn, nhà báo và nhà khảo cứu văn hóa. Ông đã có nhiều tác phẩm, đề tài nghiên cứu mang đậm dấu ấn Nam bộ như "Hương rừng Cà Mau" (1962); "Tìm hiểu đất Hậu Giang" (1959); "Chim quyên xuống đất" (1963)… và được nhiều người yêu quý, mến mộ gọi là ông già Nam Bộ; Pho từ điển sống về miền Nam; Nhà Nam Bộ học…
Tại buổi tọa đàm, những nhà văn, nhà thơ từng có thời gian làm việc và trải nghiệm cuộc sống cùng với nhà văn Sơn Nam khẳng định ông là một nhà văn hàng đầu trong việc thể hiện đậm nét và sâu sắc tính cách người Nam bộ thông qua những tác phẩm văn học.
Nhà thơ Lê Minh Quốc chia sẻ, khi đọc tác phẩm “Hương rừng Cà Mau” ông nhận thấy rằng, xâu chuỗi từng câu chuyện trong tác phẩm đều mang đậm nền văn hóa phương Nam như phong tục tập quán, lối sống, cách ăn ở lẫn ngữ điệu. Thông qua tác phẩm này, "Ông già Nam Bộ” Sơn Nam đã hoàn thành sứ mệnh đối với văn học đất phương Nam.
Hồi tưởng lại lần đầu tiên được cầm trên tay tác phẩm năm 1963, nhà báo Vũ Đức Sao Biển nhớ rất rõ bởi giọng văn rất bình dị nhưng lại sâu sắc và ẩn chứa trong từng câu chuyện giản đơn là những bài học của cuộc sống. Ông đã đọc đi đọc lại, thậm chí khi học xong đại học, Vũ Đức Sao Biển rất muốn đi vào Nam Bộ để tìm lại dấu vết ở U Minh Hạ, U Minh Thượng… trong tác phẩm của Sơn Nam.
Nhà báo Vũ Đức Sao Biển nhấn mạnh, tác phẩm "Hương rừng Cà Mau" với những không chỉ mang dấu ấn của riêng văn hóa phương Nam mà còn thể hiện được cái hồn và tinh hoa quý giá của dân tộc.
Các đại biểu khẳng định, mặc dù nhà văn Sơn Nam đã ra đi, nhưng trong trái tim của hàng triệu đọc giả yêu văn học nước nhà vẫn dành cho ông rất nhiều sự trân trọng và tri ân. Nhiều ý kiến cho rằng, để tiếp tục gìn giữ những giá trị văn học trong tác phẩm của nhà văn Sơn Nam và khuyến khích tác giả trẻ viết về văn học miền Nam, cần lập ra Quỹ nhà văn Sơn Nam hoặc Giải thưởng Nhà văn Sơn Nam để hỗ trợ và khích lệ họ.
Nhân dịp này, từ ngày 29/12-17/2/2013, Nhà xuất bản Trẻ sẽ tổ chức chương trình “50 ngày sách Sơn Nam,” bán trọn bộ "Hương rừng Cà Mau" chỉ với 50% giá bìa và giảm giá 50% cho tất cả các tựa sách còn lại của nhà văn Sơn Nam./.
Gia Thuận (TTXVN)