Tốc độ số hóa đang tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế

Các đối thủ nặng ký trong lĩnh vực ứng dụng di động tại Đông Nam Á như Grab và Go-Jek đang cho thấy sự đổi mới kỹ thuật số đã phá vỡ ngành vận tải đường bộ như thế nào.
Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất thiết bị điện tử ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất thiết bị điện tử ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Báo Jakarta Post số ra mới đây đăng bài viết với tựa đề "Số hóa là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế,” trong đó nhận định tốc độ số hóa đang làm thay đổi các ngành công nghiệp, như ngành công nghiệp vận tải đường bộ và công nghiệp chế biến.

Các đối thủ nặng ký trong lĩnh vực ứng dụng di động tại Đông Nam Á như Grab và Go-Jek cho thấy sự đổi mới kỹ thuật số đã phá vỡ ngành vận tải đường bộ như thế nào.

Các nền tảng hiện đại trong truy cập kỹ thuật số đã được ứng dụng hàng ngày trong cuộc sống, tạo ra giá trị lớn cho khách hàng.

Ở cấp độ ngành, số hóa phát triển mạnh đang tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua cải thiện năng suất lao động ở các quốc gia châu Á.

Trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại cho các công ty một lợi thế thị trường cạnh tranh để phát triển chiến lược kinh doanh.

Theo MIT Sloan Management Review (Mỹ), khoảng 60% giám đốc điều hành trong ngành tin rằng việc phát triển chiến lược AI là rất cấp bách và 87% tin rằng AI sẽ giúp xây dựng lợi thế cạnh tranh.

Các công ty cũng có thể tăng năng suất một cách có hệ thống và bền vững thông qua phần mềm mới nhất được xây dựng dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ hiện có.

Tuy nhiên, chuyển đổi kỹ thuật số sẽ vẫn khó nắm bắt nếu không có thay đổi lớn tại chỗ.

Người lao động cần phải là người linh hoạt và có khả năng suy nghĩ, phân tích và tổng hợp, trong khi lực lượng lao động trẻ đang là thách thức đối với ngành công nghiệp chế biến vì hiện nay sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật có xu hướng né tránh các ngành công nghiệp hóa học.

Với việc sử dụng công nghệ nhiều hơn, các công ty có thể thu hút nhiều nhân viên để giải quyết tình trạng thiếu hụt kỹ năng hiện tại.

Công nhân có thể làm việc ở các địa điểm an toàn hơn, tập trung hơn và được trao quyền để đưa ra các quyết định chiến lược hơn.

Theo hãng nghiên cứu và phân tích Oxford Economics, phần nhiều trong số 10 nền kinh tế thị trường mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay ở châu Á.

[Triển vọng việc làm trong lĩnh vực công nghệ tại Singapore]

Ấn Độ dẫn đầu với mức tăng trưởng GDP 6,5%, tiếp đến là Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia. Thái Lan đứng ở vị trí thứ 7.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo khu vực ASEAN có tốc độ tăng trưởng hàng năm 5,2% trong giai đoạn 2019-2023, một phần nhờ vào khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật số.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Nam Á lại đang bị đe dọa bởi các yếu tố: Nhựa và hóa chất liên quan là rất cần thiết để tăng cường sản xuất những sản phẩm đang là nhu cầu của tầng lớp trung lưu tại các nước đang phát triển ở châu Á.

Một loạt tổ hợp sản xuất mới trị giá hàng tỷ USD sắp hoàn thành được xây dựng ở Đông Nam Á và Ấn Độ.

Điều này đòi hỏi một môi trường phần mềm đầu cuối kỹ thuật số hiệu quả để giúp công nhân trong quá trình vận hành và đưa ra các quyết định chính xác nhất có thể. Đây là những nơi chuyển đổi kỹ thuật số trở thành một ưu tiên cấp bách hiện nay.

Kiến thức sẽ giúp các nhân viên kỹ thuật mới nắm bắt các phần mềm thông minh trong việc ra quyết định, cũng như đảm bảo an toàn, bền vững cho các nhà máy.

Nghiên cứu về máy móc và AI có thể giúp công nhân giải mã một kho dữ liệu truyền phát cảm biến trong các nhà máy thông minh.

Đổi mới kỹ thuật số cũng có thể giúp các nhà máy sản xuất đúng sản phẩm vào đúng thời điểm trong khi vẫn đảm bảo an toàn và có lợi nhuận.

Các doanh nghiệp tích hợp trên toàn chuỗi giá trị và các công ty sẽ mang lại lợi ích nhanh chóng cho Đông Nam Á và củng cố định vị thị trường của họ trên toàn cầu.

Với việc sử dụng máy học cảm ứng, các công ty có thể triển khai kinh doanh để đưa ra quyết định tốt nhất có thể.

Dữ liệu công nghiệp tiếp tục sinh sôi nảy nở với việc sử dụng ngày càng nhiều các cảm biến thông minh và thị trường công nghiệp Internet vạn vật (IoT) ngày càng phát triển.

Theo ước tính, giá trị thị trường IoT sẽ tăng từ 64 tỷ USD năm 2018 lên 91,4 tỷ USD vào năm 2023, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7,39%.

Tóm lại, các ngành công nghiệp cần đạt được những thành tựu trong hoạt động và đầu tư vào các công cụ phần mềm đối với các lĩnh vực như AI, phân tích hóa....

Tất cả trong số đó sẽ tạo nên nền tảng cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.

Các công nghệ đột phá sẽ giúp cách mạng hóa doanh nghiệp và bắt đầu phát triển, tăng trưởng trong tương lai bằng cách nắm bắt những lợi ích của việc số hóa ngày nay để trở thành doanh nghiệp bền vững hơn vào ngày mai./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục