Trong báo cáo phân tích vừa công bố, ngân hàng Citigroup Inc. (Mỹ) cho rằng, hiện có đến 90% khả năng Hy Lạp sẽ rời Khu vực các nước sử dụng đồng euro (Eurozone) trong 12-18 tháng tới, do tình trạng yếu kém kéo dài của kinh tế toàn cầu và tác động dây chuyền trong liên minh tiền tệ này.
Citigroup đã nâng mức dự báo về khả năng Hy Lạp rời Eurozone - hiện gồm 17 thành viên - từ 50% trong dự báo trước lên 75%, và nguy cơ này có thể sẽ xảy ra trong 2-3 quý tới.
Cụ thể hơn, Citibank cho rằng, Hy Lạp sẽ rời liên minh này vào ngày 1/1/2013, tuy đây chưa phải là dự báo chính xác về ngày.
Cuộc gặp thương lượng với bộ ba chủ nợ quốc tế, gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ủy ban châu Âu (EC) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ở thủ đô Athens của Hy Lạp trong tuần này diễn ra trong bối cảnh người ta vẫn nghi ngờ khả năng của nước này trong việc đáp ứng các cam kết mà Hy Lạp đã đưa ra để đổi lấy gói cứu trợ, cộng thêm việc Đức và một số nước thành viên khác không muốn cung cấp thêm các khoản hỗ trợ tài chính nếu Hy Lạp không thực hiện được các cam kết.
Michael Saunders, nhà kinh tế chủ chốt của Citigroup phụ trách khu vực Tây Âu cho hay, trước cuộc tái bầu cử ở Hy Lạp diễn ra, các thành viên của bộ ba chủ nợ sẵn sàng "kiên nhẫn" - vào thời điểm Hy Lạp tạm ngừng chương trình "thắt lưng buộc bụng" - với hy vọng cuộc bầu cử này có thể thành lập một chính phủ có đủ khả năng và sẵn lòng đưa chương trình này trở lại quỹ đạo. Tuy nhiên, ông Saunders cho rằng, những hy vọng này sẽ không sớm trở thành hiện thực.
Tình trạng khủng hoảng nợ xấu đi ở Tây Ban Nha và Italy có thể khiến các chính trị gia châu Âu không sẵn lòng hỗ trợ tài chính cho một nước không đáp ứng được các điều kiện (để nhận gói cứu trợ).
Citigroup cho rằng, cả Tây Ban Nha và Italy “có thể” sẽ cần gói cứu trợ đầy đủ vào cuối năm 2012.
Citigroup cũng lưu ý rằng, hiện vẫn còn một khoảng cách đáng kể và có thể là khó có thể khỏa lấp được giữa một bên là các biện pháp cải cách và sự cải thiện tài chính mà các chủ nợ đòi hỏi và một bên là những gì mà Hy Lạp có thể đạt được về mặt chính trị và kinh tế.
Trong khi đó, Hy Lạp có nguy cơ cạn tiền nếu không nhận được khoản tiền 4,2 tỷ euro (5,1 tỷ USD), vốn dự kiến được giải ngân trong tháng 6/2012, đợt giải ngân đầu tiên của gói cho vay 31 tỷ euro dành cho Hy Lạp. Các nhà hoạch định sách đang nói tới khả năng nước này sẽ cần một kế hoạch tái cơ cấu trái phiếu (nợ) khác nữa./.
Citigroup đã nâng mức dự báo về khả năng Hy Lạp rời Eurozone - hiện gồm 17 thành viên - từ 50% trong dự báo trước lên 75%, và nguy cơ này có thể sẽ xảy ra trong 2-3 quý tới.
Cụ thể hơn, Citibank cho rằng, Hy Lạp sẽ rời liên minh này vào ngày 1/1/2013, tuy đây chưa phải là dự báo chính xác về ngày.
Cuộc gặp thương lượng với bộ ba chủ nợ quốc tế, gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ủy ban châu Âu (EC) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ở thủ đô Athens của Hy Lạp trong tuần này diễn ra trong bối cảnh người ta vẫn nghi ngờ khả năng của nước này trong việc đáp ứng các cam kết mà Hy Lạp đã đưa ra để đổi lấy gói cứu trợ, cộng thêm việc Đức và một số nước thành viên khác không muốn cung cấp thêm các khoản hỗ trợ tài chính nếu Hy Lạp không thực hiện được các cam kết.
Michael Saunders, nhà kinh tế chủ chốt của Citigroup phụ trách khu vực Tây Âu cho hay, trước cuộc tái bầu cử ở Hy Lạp diễn ra, các thành viên của bộ ba chủ nợ sẵn sàng "kiên nhẫn" - vào thời điểm Hy Lạp tạm ngừng chương trình "thắt lưng buộc bụng" - với hy vọng cuộc bầu cử này có thể thành lập một chính phủ có đủ khả năng và sẵn lòng đưa chương trình này trở lại quỹ đạo. Tuy nhiên, ông Saunders cho rằng, những hy vọng này sẽ không sớm trở thành hiện thực.
Tình trạng khủng hoảng nợ xấu đi ở Tây Ban Nha và Italy có thể khiến các chính trị gia châu Âu không sẵn lòng hỗ trợ tài chính cho một nước không đáp ứng được các điều kiện (để nhận gói cứu trợ).
Citigroup cho rằng, cả Tây Ban Nha và Italy “có thể” sẽ cần gói cứu trợ đầy đủ vào cuối năm 2012.
Citigroup cũng lưu ý rằng, hiện vẫn còn một khoảng cách đáng kể và có thể là khó có thể khỏa lấp được giữa một bên là các biện pháp cải cách và sự cải thiện tài chính mà các chủ nợ đòi hỏi và một bên là những gì mà Hy Lạp có thể đạt được về mặt chính trị và kinh tế.
Trong khi đó, Hy Lạp có nguy cơ cạn tiền nếu không nhận được khoản tiền 4,2 tỷ euro (5,1 tỷ USD), vốn dự kiến được giải ngân trong tháng 6/2012, đợt giải ngân đầu tiên của gói cho vay 31 tỷ euro dành cho Hy Lạp. Các nhà hoạch định sách đang nói tới khả năng nước này sẽ cần một kế hoạch tái cơ cấu trái phiếu (nợ) khác nữa./.
Như Mai (TTXVN)