Tỏi - gia vị không thể thiếu với các ứng dụng thú vị

Tỏi không chỉ là thứ gia vị không thể thiếu trong một số món xào, mà còn là một vị thuốc tuyệt hảo tác dụng vào dạ dày, phổi và lách.
Tỏi là thứ gia vị không thể thiếu trong một số món xào. Ngoài ra, tỏi còn là một vị thuốc tuyệt hảo tác dụng vào dạ dày, phổi và lách.

1. Trị nhiễm trùng đường ruột

Tỏi có công dụng trị nhiễm trùng đường ruột cực kỳ mạnh, do trong tỏi có kháng sinh tự nhiên alllicin.

Kháng sinh này có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn mạnh với vi khuẩn gây ra bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ trực khuẩn, tả. Mức độ diệt khuẩn đường ruột của nó tương đương với một số kháng sinh như tetracylin, sulfaguanidin.

Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng diệt ký sinh trùng amip gây ra bệnh lỵ amip. Do đó, tỏi rất có ích với những người bị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc thực phẩm.

2. Chống nhiễm trùng ngoài da

Chất kháng sinh allicin ngoài công dụng tiêu diệt vi khuẩn đường ruột còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu khuẩn và vi khuẩn mủ xanh, vi khuẩn sinh hơi, nấm da, nên có tác dụng điều trị các nhiễm trùng ngoài da như mụn nhọt, đinh nhọt, viêm loét, chảy nước, chảy mủ, nhiễm trùng vết thương.

Củ tỏi được bóc vỏ sạch sau đó giã nát. Nếu là nhiễm trùng nặng, bạn cần vệ sinh sạch sẽ ổ viêm nhiễm sau đó đắp tỏi lên chỗ tổn thương. Nếu như nhiễm trùng nhẹ bạn cần pha loãng bớt tỏi, sau đó vớt lấy cái, đắp lên chỗ tổn thương.

Trong trường hợp bạn bị nhiễm nấm da, bạn trộn 2 – 3 củ tỏi giã nát với một chút dầu olive. Dầu olive sẽ dần đường cho tỏi ngấm vào da. Đắp hỗn hợp này lên vùng nhiễm nấm da, sau 1 giờ thì bỏ ra, làm như vậy chừng 2 tuần là khỏi. Tuy nhiên cần chú ý giảm dần liều tỏi khi da đã có dấu hiệu lành. Không đắp tỏi vào các vết thương đang có mủ.

3. Chữa viêm phế quản mạn tính

Tỏi có tác dụng thông khí, tiêu đờm nên thích hợp với người viêm phế quản mạn tính.

Bóc tỏi, tách và cắt lát nhánh tỏi ra, ngậm trong miệng chừng vài giờ (ngày 2 lần vào sáng tối). Trong quá trình ngậm, khi đã giảm cay bạn có thể nhai một phần và ngậm tiếp cho đến khi dùng hết lát. Chú ý đừng ngậm quá nhiều có thể cay phồng miệng.

Ngoài ra có thể làm nước tỏi và uống một thìa nước tỏi này sau 15 phút. Uống đến khi nào thấy dễ khạc đờm và hết khó thở. Sau đó thì cứ 3 giờ uống 1 thìa. Những ngày sau duy trì một ngày uống từ 2-3 thìa nước tỏi.

Chú ý nước tỏi khá cay, nếu bạn không chịu được cay thì nên pha loãng với tỷ lệ 1:1. Nước tỏi là tỏi bóc vỏ, giã nát hoặc cắt nhỏ, sau đó cho vào lọ chừng 400g tỏi và đổ ngập giấm. Đậy kín và đợi chừng 4 ngày là dùng được.

4. Hạ mỡ máu và chữa tăng huyết áp

Trong tỏi có một số chất có tác dụng hạ mỡ máu, giảm cholesterol, triglyceride, có tác dụng giãn mạch và hạ huyết áp.

Tỏi cũng có tác dụng giảm tích mỡ ở thành mạch, giảm sự co cứng của thành mạch nên giảm vữa xơ động mạch. Trên bệnh tim mạch và huyết áp, tỏi làm giảm huyết áp tương đối tốt và ngăn ngừa rối loạn mỡ máu xảy ra.

Bóc tỏi sạch và ăn từ 3-5 nhánh tỏi trong một ngày. Ăn kèm thực phẩm. Ăn liên tục trong vài tháng. Bạn cũng có thể cắt lát các nhánh tỏi chừng 3 nhánh rồi trộn lẫn vào salad hoặc nộm. Sau đó ăn hàng ngày. Duy trì trong một tháng bạn sẽ thấy hiệu quả.

Bạn cũng có thể dùng bột tỏi nghiền khô, liều lượng chừng 900mg/ngày. Dùng liên tục từ 4 năm trở lên bạn cũng có thể kiểm soát được huyết áp.

Muốn chế rượu tỏi, có thể lấy tỏi bóc sạch, ngâm với rượu với tỷ lệ 1 phần tỏi và 4 phần rượu. Ngâm thứ hỗn hợp này chừng một tháng. Một ngày bạn uống chừng 30 giọt rượu tỏi 20%, bạn sẽ hạ được cholesterol và triglycerid rất hiệu quả./.

(Đẹp/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục