Các tổ chức công đoàn đối lập tại Argentina ngày 20/11 đã tiến hành tổng đình công đòi chính phủ có những biện pháp nhằm cải thiện đời sống của người lao động trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động mạnh tới nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ này.
Cuộc đình công trên toàn quốc kéo dài 24 giờ này do các nhóm bất đồng chính kiến thuộc Tổng liên đoàn lao động Argentina (CGT) và Trung tâm những người lao động Argentina (CTA) phát động nhằm yêu cầu chính phủ tăng lương tối thiểu, tăng trợ cấp xã hội, tăng mức sàn đánh thuế thu nhập và tăng trợ cấp hưu trí để bù lại tình trạng lạm phát gia tăng mà theo các nhà kinh tế tư nhân có thể ở mức 25% trong năm nay.
Đây là cuộc tổng đình công đầu tiên kể từ cuộc tổng đình công tháng 12/2002, khi Argentina lâm vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên hơn 21%.
Tham gia đình công có công đoàn các ngành ngân hàng, y tế, tư pháp, giáo dục, bán lẻ xăng dầu, hàng không, dầu khí, xe tải, đường sắt... Tuy nhiên, cuộc đình công chỉ nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ tại thủ đô Buenos Aires.
Cuộc tổng đình công diễn ra gần hai tuần sau cuộc biểu tình được phát động thông qua các mạng xã hội với sự tham gia đông đảo của giới trung và thượng lưu để phản đối tình trạng mất an ninh, các biện pháp kiểm soát chặt chẽ ngoại tệ và hạn chế nhập khẩu của chính phủ, cũng như ý định của chính phủ thay đổi hiến pháp cho phép Tổng thống Cristina Fernández tái tranh cử năm 2015.
Trong khi đó, chính phủ Argentina coi cuộc đình công phục vụ tham vọng chính trị của những thủ lĩnh công đoàn đối lập.
Phát biểu tại một cuộc míttinh, Tổng thống Cristina Fernández khẳng định đây không phải là một cuộc đình công mà là một hành động “hăm dọa” người lao động, bởi đã xảy ra hành động cắt đường giao thông và hiện tượng tấn công các xe khách, cửa hàng và người lao động không ủng hộ đình công.
Tổng thống Argentina đề nghị các lãnh đạo công đoàn quan tâm bảo vệ việc làm của người lao động như chính phủ đang làm, vì đây là thách thức lớn đối với Argentina giữa lúc thế giới đang lâm vào khủng hoảng.
Về phần mình, Chánh văn phòng Nội các, Juan Manuel Abal Medina, tố cáo một số lãnh tụ công đoàn tổ chức những hành động phản kháng thái quá trong khi chính phủ đang nỗ lực đưa ra những chính sách nhằm ứng phó với tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thực hiện cam kết trả nợ nước ngoài và bảo toàn dự trữ ngoại tệ.
Theo thống kê sơ bộ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Argentina trong chín tháng đầu năm chỉ tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh sau chín năm liên tục đạt tăng trưởng bình quân 8%/năm.
Cũng do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới, kim ngạch xuất khẩu của quốc gia Nam Mỹ này trong chín tháng đầu năm giảm 3%, trong khi nhập khẩu giảm 8%.
Tuy nhiên, nhập khẩu giảm một phần quan trọng là do chính phủ chủ trương đạt thặng dư ngân sách cao, cho phép có ngoại tệ để trả nợ, tài trợ cho các chương trình phát triển và nhập khẩu phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong bối cảnh Argentina không được tiếp cận tín dụng của các thiết chế tài chính quốc tế lớn sau khi tuyên bố vỡ nợ năm 2001.
Trong nỗ lực này, Argentina đã thành công bởi trong chín tháng đầu năm đã đạt thặng dư thương mại gần 11 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Cuộc đình công trên toàn quốc kéo dài 24 giờ này do các nhóm bất đồng chính kiến thuộc Tổng liên đoàn lao động Argentina (CGT) và Trung tâm những người lao động Argentina (CTA) phát động nhằm yêu cầu chính phủ tăng lương tối thiểu, tăng trợ cấp xã hội, tăng mức sàn đánh thuế thu nhập và tăng trợ cấp hưu trí để bù lại tình trạng lạm phát gia tăng mà theo các nhà kinh tế tư nhân có thể ở mức 25% trong năm nay.
Đây là cuộc tổng đình công đầu tiên kể từ cuộc tổng đình công tháng 12/2002, khi Argentina lâm vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên hơn 21%.
Tham gia đình công có công đoàn các ngành ngân hàng, y tế, tư pháp, giáo dục, bán lẻ xăng dầu, hàng không, dầu khí, xe tải, đường sắt... Tuy nhiên, cuộc đình công chỉ nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ tại thủ đô Buenos Aires.
Cuộc tổng đình công diễn ra gần hai tuần sau cuộc biểu tình được phát động thông qua các mạng xã hội với sự tham gia đông đảo của giới trung và thượng lưu để phản đối tình trạng mất an ninh, các biện pháp kiểm soát chặt chẽ ngoại tệ và hạn chế nhập khẩu của chính phủ, cũng như ý định của chính phủ thay đổi hiến pháp cho phép Tổng thống Cristina Fernández tái tranh cử năm 2015.
Trong khi đó, chính phủ Argentina coi cuộc đình công phục vụ tham vọng chính trị của những thủ lĩnh công đoàn đối lập.
Phát biểu tại một cuộc míttinh, Tổng thống Cristina Fernández khẳng định đây không phải là một cuộc đình công mà là một hành động “hăm dọa” người lao động, bởi đã xảy ra hành động cắt đường giao thông và hiện tượng tấn công các xe khách, cửa hàng và người lao động không ủng hộ đình công.
Tổng thống Argentina đề nghị các lãnh đạo công đoàn quan tâm bảo vệ việc làm của người lao động như chính phủ đang làm, vì đây là thách thức lớn đối với Argentina giữa lúc thế giới đang lâm vào khủng hoảng.
Về phần mình, Chánh văn phòng Nội các, Juan Manuel Abal Medina, tố cáo một số lãnh tụ công đoàn tổ chức những hành động phản kháng thái quá trong khi chính phủ đang nỗ lực đưa ra những chính sách nhằm ứng phó với tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thực hiện cam kết trả nợ nước ngoài và bảo toàn dự trữ ngoại tệ.
Theo thống kê sơ bộ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Argentina trong chín tháng đầu năm chỉ tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh sau chín năm liên tục đạt tăng trưởng bình quân 8%/năm.
Cũng do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính thế giới, kim ngạch xuất khẩu của quốc gia Nam Mỹ này trong chín tháng đầu năm giảm 3%, trong khi nhập khẩu giảm 8%.
Tuy nhiên, nhập khẩu giảm một phần quan trọng là do chính phủ chủ trương đạt thặng dư ngân sách cao, cho phép có ngoại tệ để trả nợ, tài trợ cho các chương trình phát triển và nhập khẩu phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong bối cảnh Argentina không được tiếp cận tín dụng của các thiết chế tài chính quốc tế lớn sau khi tuyên bố vỡ nợ năm 2001.
Trong nỗ lực này, Argentina đã thành công bởi trong chín tháng đầu năm đã đạt thặng dư thương mại gần 11 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)