Tổng Kiểm toán Nhà nước đề xuất thay đổi phương thức quản lý vốn ODA

Tổng Kiểm toán nhà nước: Phương thức quản lý ODA phải có sự thay đổi

Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc, phương thức quản lý ODA phải có sự thay đổi, thay vì nhiều cơ quan quản lý thì nên giao cho một cơ quan chủ trì từ việc đàm phán khung và đàm phán chi tiết.
Tổng Kiểm toán nhà nước: Phương thức quản lý ODA phải có sự thay đổi ảnh 1Ông Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước đang trao đổi bên lề Quốc hội. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Vốn vay ODA là một kênh quan trọng nhằm phục vụ công tác đầu tư và phát triển. Tuy vậy, dự kiến đến tháng 7/2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA mà chủ yếu là vốn vay ưu đãi, tiến tới vay theo điều kiện thị trường.

Bên lề kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 14 diễn ra sáng 1/6, tại Hà Nội, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc đã có một số trao đổi với phóng viên nhằm làm rõ hơn về ​việc sử dụng vốn ODA, ​cũng như giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay trong thời gian tới.

- Mới đây, Bộ Tài chính đã công bố việc thay vì cấp phát ODA cho các địa phương thì cho vay lại. Vậy ông đánh giá gì về ý kiến này?

Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc: Để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn ODA tôi cho rằng phương thức của Bộ Tài chính đưa ra hoàn toàn sát thực và hiệu quả hơn vì các đơn vị sử dụng vốn sẽ chịu trách nhiệm về nguồn phải trả.

Đồng thời đơn vị đó cũng phải chịu trách nhiệm hiệu quả sử dụng nguồn vốn, cho nên chắc chắn sẽ tốt và hiệu quả hơn.

Bộ Tài chính dự báo nợ công Việt Nam có thể đạt đỉnh vào năm nay

- Nhiều ý kiến cho rằng, với điều kiện kinh tế địa phương còn khó khăn sẽ tạo ra áp lực cho việc phát triển kinh tế xã hội.

Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc: Trong quy định của Chính phủ có những khoản cho vay lại nhưng có khoản Chính phủ sẽ cấp phát.

Chẳng hạn với các tỉnh không cân đối được ngân sách mà các nguồn đầu tư do Chính phủ hỗ trợ đầu tư thì như vậy các khoản tiền này địa phương không phải trả. Còn các tỉnh cân đối được ngân sách mà cho vay lại thì phải trải lại theo đúng điều khoản quy định.

- Đâu là giải pháp để khắc phục được các hạn chế trong việc vay ODA như thời gian qua?

Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc: Tôi cho rằng phương thức quản lý ODA cũng phải có sự thay đổi, thay vì nhiều cơ quan quản lý thì nên giao cho một cơ quan chủ trì việc đàm phán khung cũng như đàm phán các điều khoản chi tiết, sau đấy là việc tiếp nhận, phân bổ vốn và quản lý vốn một cách hiệu quả nhất.

Như vậy cơ quan được giao chủ trì sẽ chịu trách nhiệm một cách toàn diện và chịu trách nhiệm giải trình trước Chính phủ cũng như trước Quốc hội về việc vay, trả và sử dụng vốn ODA.

- Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có đưa ra ý kiến và không đồng tình với kết luận của kiểm toán nhà nước liên quan đến việc bố trí kế hoạch vốn. Vậy quan điểm của ông về việc này như thế nào?

Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc: Việc phản ứng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tôi cho là không đúng. Bởi vì phía kiểm toán mới nói về thủ tục sai chứ chưa nói về trách nhiệm thất thoát, lãng phí.

Đơn cử chuyện Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói về việc phân bổ 11 lần là do luật đầu tư công. Mà theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Luật ngân sách, Luật đầu tư công thì phải phân bổ trước ngày 31/12, nhưng Bộ phân bổ đến 11 lần, mà chỉ 1 lần trước ngày 31/12, như vậy 10 lần sau là sai.

- ​Khi tiến hành kiểm tra phía Kiểm toán nhà nước có chịu sức ép nào không, thưa ông?

Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc: Thực tế, Kiểm toán nhà nước vẫn thực hiện công việc đảm bảo tính độc lập, tuân thủ theo pháp luật và Luật Kiểm toán.

- Xin cảm ơn ông./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục