Ngày 27/1, Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã tuyên bố áp đặt tình trạng khẩn cấp và lệnh giới nghiêm trong 30 ngày tại ba tỉnh dọc Kênh đào Suez, gồm thành phố Port Said, Suez và Ismailia, bị ảnh hưởng nặng nhất bởi làn sóng bạo loạn đẫm máu khiến hơn 50 người thiệt mạng trong ba ngày qua.
Phản ứng về các quyết định trên của Tổng thống, hàng trăm người biểu tình đã xuống đường tuần hành tại thành phố Ismailia, phản đối Tổng thống Morsi và việc ban bố tình trạng khẩn cấp.
Trong khi đó tại thủ đô Cairo, người biểu tình đã phong tỏa cây cầu 6/10 bắc qua sông Nile và một ga tàu điện ngầm, khiến giao thông rối loạn. Đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát đã lan từ khu vực Quảng trường Tahrir sang phố Corniche al-Nile buộc cảnh sát phải bắn đạn hơi cay để giải tán đám đông trong khi người biểu tình dùng gạch đá tấn công lực lượng an ninh.
Theo thông tin mới cập nhật, ít nhất bảy người thiệt mạng và 630 người bị thương trong một lễ tang tập thể ngày 27/1 dành cho 33 nạn nhân của các cuộc đụng độ bạo lực xảy ra hôm 26/1 tại thành phố Port Said, tỉnh cùng tên của Ai Cập.
Theo nhật báo Al Ahram, những người tham dự lễ tang trên tại nhà thờ Al-Mariam đã bị tấn công bằng đạn hơi cay được bắn từ phía một câu lạc bộ quân đội gần đó.
Giám đốc Bệnh viện Port Said cho biết trong số những người bị thương có 419 người bị thương do lựu đạn cay, số còn lại bị thương do đạn, trong đó có một số người trong tình trạng nguy kịch.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố trên Facebook, Bộ Nội vụ Ai Cập đã phủ nhận việc bắn đạn hơi cay vào những người tham dự lễ tang, đồng thời cáo buộc một số người biểu tình ném bom xăng và nổ súng nhằm vào các đồn cảnh sát địa phương.
Trong một diễn biến liên quan, nhiều chính đảng và phong trào đối lập Ai Cập đã kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày 28/1 nhân kỷ niệm hai năm diễn ra sự kiện "Ngày thứ Sáu thịnh nộ," được đánh dấu bằng hàng loạt vụ đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh, dẫn tới quyết định từ chức của ông Mubarak hai tuần sau đó.
Trong một tuyên bố, nhiều chính đảng đối lập, trong đó có các đảng Hiến pháp, Phong trào Nhân dân, Liên minh Xã hội chủ nghĩa Nhân dân, Ai Cập Tự do, Cách mạng Xã hội chủ nghĩa và phong trào thanh niên "Mùng Sáu tháng Tư," đã nêu ra hàng loạt yêu sách trong đó có việc giải tán nội các, hủy bỏ bản Hiến pháp mới được thông qua, giải thể tổ chức Anh em Hồi giáo và thành lập một chính phủ cứu quốc.
Theo kế hoạch, người biểu tình sẽ tuần hành trên nhiều tuyến phố tại trung tâm thủ đô Cairo trước khi tập trung trước cửa trụ sở Hội đồng Shura (Thượng viện) nằm gần quảng trường Tahrir./.
Phản ứng về các quyết định trên của Tổng thống, hàng trăm người biểu tình đã xuống đường tuần hành tại thành phố Ismailia, phản đối Tổng thống Morsi và việc ban bố tình trạng khẩn cấp.
Trong khi đó tại thủ đô Cairo, người biểu tình đã phong tỏa cây cầu 6/10 bắc qua sông Nile và một ga tàu điện ngầm, khiến giao thông rối loạn. Đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát đã lan từ khu vực Quảng trường Tahrir sang phố Corniche al-Nile buộc cảnh sát phải bắn đạn hơi cay để giải tán đám đông trong khi người biểu tình dùng gạch đá tấn công lực lượng an ninh.
Theo thông tin mới cập nhật, ít nhất bảy người thiệt mạng và 630 người bị thương trong một lễ tang tập thể ngày 27/1 dành cho 33 nạn nhân của các cuộc đụng độ bạo lực xảy ra hôm 26/1 tại thành phố Port Said, tỉnh cùng tên của Ai Cập.
Theo nhật báo Al Ahram, những người tham dự lễ tang trên tại nhà thờ Al-Mariam đã bị tấn công bằng đạn hơi cay được bắn từ phía một câu lạc bộ quân đội gần đó.
Giám đốc Bệnh viện Port Said cho biết trong số những người bị thương có 419 người bị thương do lựu đạn cay, số còn lại bị thương do đạn, trong đó có một số người trong tình trạng nguy kịch.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố trên Facebook, Bộ Nội vụ Ai Cập đã phủ nhận việc bắn đạn hơi cay vào những người tham dự lễ tang, đồng thời cáo buộc một số người biểu tình ném bom xăng và nổ súng nhằm vào các đồn cảnh sát địa phương.
Trong một diễn biến liên quan, nhiều chính đảng và phong trào đối lập Ai Cập đã kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày 28/1 nhân kỷ niệm hai năm diễn ra sự kiện "Ngày thứ Sáu thịnh nộ," được đánh dấu bằng hàng loạt vụ đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh, dẫn tới quyết định từ chức của ông Mubarak hai tuần sau đó.
Trong một tuyên bố, nhiều chính đảng đối lập, trong đó có các đảng Hiến pháp, Phong trào Nhân dân, Liên minh Xã hội chủ nghĩa Nhân dân, Ai Cập Tự do, Cách mạng Xã hội chủ nghĩa và phong trào thanh niên "Mùng Sáu tháng Tư," đã nêu ra hàng loạt yêu sách trong đó có việc giải tán nội các, hủy bỏ bản Hiến pháp mới được thông qua, giải thể tổ chức Anh em Hồi giáo và thành lập một chính phủ cứu quốc.
Theo kế hoạch, người biểu tình sẽ tuần hành trên nhiều tuyến phố tại trung tâm thủ đô Cairo trước khi tập trung trước cửa trụ sở Hội đồng Shura (Thượng viện) nằm gần quảng trường Tahrir./.
(Vietnam+)