Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi ngày 28/11 tuyên bố ông sẽ từ bỏ các đặc quyền mới của mình ngay sau khi Ai Cập có một bản Hiến pháp mới.
["Khủng hoảng hiến pháp là vấn đề nội bộ Ai Cập"]
Trả lời phỏng vấn tạp chí Time của Mỹ, Tổng thống Morsi, 61 tuổi, khẳng định bản Tuyên bố Hiến pháp được ông ban hành hôm 22/11 vừa qua sẽ ngay lập tức vô hiệu lực sau khi Ai Cập có hiến pháp mới.
Ông cũng cho biết sẽ mất khoảng hai tháng để soạn thảo và xem xét bản hiến pháp mới trước khi đưa ra trưng cầu ý dân.
Tổng thống Morsi nhấn mạnh rằng trọng trách của ông là chèo lái đất nước vượt qua thời kỳ quá độ hiện nay và bác bỏ những chỉ trích về việc ông thâu tóm quyền lực.
Tuyên bố trên của Tổng thống Morsi được đưa ra trong bối cảnh thẩm phán và nhân viên Tòa án Tối cao Ai Cập cùng nhiều tòa án cấp cao khác đã đình công để chờ đợi một phán quyết về tính hợp pháp của Tuyên bố Hiến pháp.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình quy mô lớn trên toàn quốc phản đối Tuyên bố hiến pháp của tổng thống đã bước sang ngày thứ 6 mà chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Hai người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương do xung đột trong các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp nước này từ tuần trước.
Tuyên bố Hiến pháp của Tổng thống Morsi quy định các cơ quan tư pháp không có quyền phủ quyết, bãi bỏ hoặc sửa đổi bất cứ điều luật, tuyên bố hay sắc lệnh nào do Tổng thống Morsi ban hành kể từ khi ông nhậm chức ngày 30/6 vừa qua cho đến khi Hiến pháp mới được thông qua và Quốc hội mới được bầu ra.
Tuyên bố này cũng thông báo kéo dài thời gian soạn thảo hiến pháp, theo đó dự thảo hiến pháp mới sẽ được hoàn thành trong tối đa tám tháng tới, thay vì sáu tháng, tính từ ngày thành lập Hội đồng Lập hiến.
Tổng thống Morsi cũng nhấn mạnh sắc lệnh này chỉ là tạm thời, và các quyết định của tổng thống mà cơ quan tư pháp không có quyền phủ quyết, bãi bỏ hoặc sửa đổi, chỉ liên quan đến "quyền lãnh đạo tối cao" của ông.
Theo hãng tin chính thức của Ai Cập MENA, Hội đồng Hiến pháp nước này ngày 28/11 đã hoàn tất các cuộc thảo luận về dự thảo hiến pháp.
Tổng Thư ký Hội đồng Hiến pháp Amr Darrag cho biết hội đồng sẽ bỏ phiếu về bản dự thảo cuối cùng này vào cuối ngày 29/11 và trình bản dự thảo được thông qua lên Tổng thống Morsi.
Ông Đarắc nhấn mạnh giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ai Cập là hoàn tất bản hiến pháp mới trong thời gian sớm nhất, nhằm tránh những diễn biến tương tự như từng xảy ra trong cuộc chính biến lật đổ chế độ của cựu Tổng thống Hosni Mubarak hồi tháng 2/2011.
Dự kiến, trong ngày 29/11, Tổng thống Morsi sẽ có bài phát biểu được truyền hình trực tiếp trên cả nước, trong đó ông sẽ giải thích lý do việc ban hành tuyên bố hiến pháp gây tranh cãi nói trên và kêu gọi sự thống nhất của quốc gia trong bối cảnh Ai Cập đang xúc tiến thông qua bản hiến pháp mới mà ông hy vọng sẽ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay./.
["Khủng hoảng hiến pháp là vấn đề nội bộ Ai Cập"]
Trả lời phỏng vấn tạp chí Time của Mỹ, Tổng thống Morsi, 61 tuổi, khẳng định bản Tuyên bố Hiến pháp được ông ban hành hôm 22/11 vừa qua sẽ ngay lập tức vô hiệu lực sau khi Ai Cập có hiến pháp mới.
Ông cũng cho biết sẽ mất khoảng hai tháng để soạn thảo và xem xét bản hiến pháp mới trước khi đưa ra trưng cầu ý dân.
Tổng thống Morsi nhấn mạnh rằng trọng trách của ông là chèo lái đất nước vượt qua thời kỳ quá độ hiện nay và bác bỏ những chỉ trích về việc ông thâu tóm quyền lực.
Tuyên bố trên của Tổng thống Morsi được đưa ra trong bối cảnh thẩm phán và nhân viên Tòa án Tối cao Ai Cập cùng nhiều tòa án cấp cao khác đã đình công để chờ đợi một phán quyết về tính hợp pháp của Tuyên bố Hiến pháp.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình quy mô lớn trên toàn quốc phản đối Tuyên bố hiến pháp của tổng thống đã bước sang ngày thứ 6 mà chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Hai người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương do xung đột trong các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp nước này từ tuần trước.
Tuyên bố Hiến pháp của Tổng thống Morsi quy định các cơ quan tư pháp không có quyền phủ quyết, bãi bỏ hoặc sửa đổi bất cứ điều luật, tuyên bố hay sắc lệnh nào do Tổng thống Morsi ban hành kể từ khi ông nhậm chức ngày 30/6 vừa qua cho đến khi Hiến pháp mới được thông qua và Quốc hội mới được bầu ra.
Tuyên bố này cũng thông báo kéo dài thời gian soạn thảo hiến pháp, theo đó dự thảo hiến pháp mới sẽ được hoàn thành trong tối đa tám tháng tới, thay vì sáu tháng, tính từ ngày thành lập Hội đồng Lập hiến.
Tổng thống Morsi cũng nhấn mạnh sắc lệnh này chỉ là tạm thời, và các quyết định của tổng thống mà cơ quan tư pháp không có quyền phủ quyết, bãi bỏ hoặc sửa đổi, chỉ liên quan đến "quyền lãnh đạo tối cao" của ông.
Theo hãng tin chính thức của Ai Cập MENA, Hội đồng Hiến pháp nước này ngày 28/11 đã hoàn tất các cuộc thảo luận về dự thảo hiến pháp.
Tổng Thư ký Hội đồng Hiến pháp Amr Darrag cho biết hội đồng sẽ bỏ phiếu về bản dự thảo cuối cùng này vào cuối ngày 29/11 và trình bản dự thảo được thông qua lên Tổng thống Morsi.
Ông Đarắc nhấn mạnh giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ai Cập là hoàn tất bản hiến pháp mới trong thời gian sớm nhất, nhằm tránh những diễn biến tương tự như từng xảy ra trong cuộc chính biến lật đổ chế độ của cựu Tổng thống Hosni Mubarak hồi tháng 2/2011.
Dự kiến, trong ngày 29/11, Tổng thống Morsi sẽ có bài phát biểu được truyền hình trực tiếp trên cả nước, trong đó ông sẽ giải thích lý do việc ban hành tuyên bố hiến pháp gây tranh cãi nói trên và kêu gọi sự thống nhất của quốc gia trong bối cảnh Ai Cập đang xúc tiến thông qua bản hiến pháp mới mà ông hy vọng sẽ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay./.
(TTXVN)