Trong nỗ lực của Chính phủ Honduras tìm kiếm sự công nhận của cộng đồng quốc tế và trở lại Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), ngày 24/4, Tổng thống nước này Porfirio Lobo đã rời thủ đô Tegucigalpa đi thăm Mỹ.
Theo dự kiến, ông Lobo sẽ tới hai bang của Mỹ là New Orleans và Miami, nơi ông sẽ tới thăm một số trường đại học và gặp một quan chức của Ngân hàng Thế giới.
Honduras đã rơi vào khủng hoảng chính trị trong suốt nửa sau năm 2009 khi Tổng thống hợp hiến Manuel Zelaya bất ngờ bị lật đổ trong một cuộc đảo chính hồi cuối tháng 6. Một tháng sau đó, OAS đã gạt tên nước này khỏi danh sách thành viên để phản đối cuộc đảo chính.
Ông Lobo trúng cử tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 11/2009 và kể từ khi lên nắm quyền hồi đầu năm nay đã nỗ lực để khôi phục ổn định tại nước Trung Mỹ này, đồng thời vận động để quốc tế công nhận và đặc biệt là tái gia nhập OAS.
Ngoại trưởng Honduras Mario Canahuati hy vọng rằng Honduras sẽ được OAS khôi phục tư cách thành viên tại đại hội thường niên của tổ chức này diễn ra trong các ngày 6-8/6 tới tại thủ đô Lima của Peru.
Ông Canahuati cho biết đã có 51 trên tổng 65 nước trước đây có quan hệ với Tegucigalpa nay đã bình thường hóa và công nhận chính phủ của Tổng thống Lobo. Ông cũng dự đoán trong tháng 4 này sẽ có thêm từ 3-4 quốc gia nữa bình thường hóa quan hệ với Tegucigalpa.
Mới đây Tổng thống Guatemala Alvaro Colom và người đồng cấp Salvador Mauricio Funes đã nhóm họp với Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega nhằm thúc đẩy việc Managua công nhận Tổng thống Lobo.
Nếu điều này diễn ra, Honduras sẽ hoàn tất quá trình hội nhập khu vực Trung Mỹ, kể cả Hệ thống Hội nhập Trung Mỹ (SICA).
Tuy nhiên, nhiều nước lớn tại Mỹ Latinh, trong đó có Brazil và Argentina, cho đến nay không công nhận chính phủ được thành lập sau cuộc đảo chính ở Honduras, cho rằng sự công nhận này đồng nghĩa với việc ủng hộ đảo chính và lật đổ một tổng thống hợp hiến./.
Theo dự kiến, ông Lobo sẽ tới hai bang của Mỹ là New Orleans và Miami, nơi ông sẽ tới thăm một số trường đại học và gặp một quan chức của Ngân hàng Thế giới.
Honduras đã rơi vào khủng hoảng chính trị trong suốt nửa sau năm 2009 khi Tổng thống hợp hiến Manuel Zelaya bất ngờ bị lật đổ trong một cuộc đảo chính hồi cuối tháng 6. Một tháng sau đó, OAS đã gạt tên nước này khỏi danh sách thành viên để phản đối cuộc đảo chính.
Ông Lobo trúng cử tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 11/2009 và kể từ khi lên nắm quyền hồi đầu năm nay đã nỗ lực để khôi phục ổn định tại nước Trung Mỹ này, đồng thời vận động để quốc tế công nhận và đặc biệt là tái gia nhập OAS.
Ngoại trưởng Honduras Mario Canahuati hy vọng rằng Honduras sẽ được OAS khôi phục tư cách thành viên tại đại hội thường niên của tổ chức này diễn ra trong các ngày 6-8/6 tới tại thủ đô Lima của Peru.
Ông Canahuati cho biết đã có 51 trên tổng 65 nước trước đây có quan hệ với Tegucigalpa nay đã bình thường hóa và công nhận chính phủ của Tổng thống Lobo. Ông cũng dự đoán trong tháng 4 này sẽ có thêm từ 3-4 quốc gia nữa bình thường hóa quan hệ với Tegucigalpa.
Mới đây Tổng thống Guatemala Alvaro Colom và người đồng cấp Salvador Mauricio Funes đã nhóm họp với Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega nhằm thúc đẩy việc Managua công nhận Tổng thống Lobo.
Nếu điều này diễn ra, Honduras sẽ hoàn tất quá trình hội nhập khu vực Trung Mỹ, kể cả Hệ thống Hội nhập Trung Mỹ (SICA).
Tuy nhiên, nhiều nước lớn tại Mỹ Latinh, trong đó có Brazil và Argentina, cho đến nay không công nhận chính phủ được thành lập sau cuộc đảo chính ở Honduras, cho rằng sự công nhận này đồng nghĩa với việc ủng hộ đảo chính và lật đổ một tổng thống hợp hiến./.
(TTXVN/Vietnam+)