Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngày 12/2 cáo buộc các đảng phái đối lập ở nước này đang tìm cách phá hoại hạ tầng cơ sở một cách có hệ thống.
Phát biểu tại lễ tuyên thệ nhậm chức của chính phủ mới, Tổng thống Assad kêu gọi các thành viên nội các cần tăng cường nỗ lực để đối phó với âm mưu phá hoại đất nước của phe đối lập.
Đáp lại, Thủ tướng Syria Wael al-Halqi cam kết chính phủ mới sẽ quyết tâm mang lại hòa bình và ổn định cho đất nước, đáp ứng mong mỏi của người dân và "ủng hộ quân đội tiêu diệt các nhóm khủng bố vũ trang".
Cùng ngày, Bộ trưởng Hòa giải Dân tộc của Syria Ali Haidar tuyên bố chính phủ sẵn sàng đối thoại với thủ lĩnh liên minh đối lập Moaz al-Khatib.
Đây là phản ứng chính thức của chính phủ Syria kể từ khi ông Khatib đưa ra đề xuất đối thoại có điều kiện hồi tuần trước
Phát biểu tại cuộc họp báo tại trụ sở Bộ Hòa giải Dân tộc ở thủ đô Damascus, Bộ trưởng Haidar khẳng định chính phủ sẵn sàng đối thoại dựa trên kế hoạch chính trị tổng thể được Tổng thống Assad ban hành hồi tháng trước.
Cuộc đối thoại sẽ được tiến hành tại Syria mà không có sự tham gia của lực lượng thứ ba.
Ông Haidar cũng cho biết đến nay chính phủ chưa nhận được đề xuất đối thoại bằng văn bản từ phe đối lập, ngoại trừ lời kêu gọi đối thoại có điều kiện được ông Khatib đưa ra tuần trước.
Tuy nhiên, ông khẳng định sẵn sàng thảo luận về vấn đề thả tù nhân theo đề nghị của ông Khatib với điều kiện phải có danh sách rõ ràng những người sẽ được trả tự do.
Tuần trước, ông Khatib tuyên bố sẵn sàng đối thoại với chính quyền nếu các lực lượng an ninh thả tự do cho toàn bộ 160.000 tay súng đối lập đang bị giam giữ.
Ông Khatib đề nghị chính phủ cử Phó Tổng thống Farouq al-Sharaa làm người đại diện tham gia cuộc đối thoại này.
Trong khi đó, cộng đồng quốc tế tiếp tục tăng cường sức ép đối với chính quyền của Tổng thống Assad.
Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Navi Pillay ngày 12/2 nói rằng đã đến lúc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải có quyết định "nghiêm khắc và dứt khoát" đối với tất cả các phe phái ở Syria để nhanh chóng chấm dứt làn sóng bạo lực kéo dài gần 2 năm qua và cướp đi sinh mạng của khoảng 70.000 người.
Theo bà Pillay, Hội đồng Bảo an cần phải có lập trường chung và hành động thống nhất về vấn đề Syria, đồng thời đưa cuộc xung đột hiện nay ra Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC)./.
Phát biểu tại lễ tuyên thệ nhậm chức của chính phủ mới, Tổng thống Assad kêu gọi các thành viên nội các cần tăng cường nỗ lực để đối phó với âm mưu phá hoại đất nước của phe đối lập.
Đáp lại, Thủ tướng Syria Wael al-Halqi cam kết chính phủ mới sẽ quyết tâm mang lại hòa bình và ổn định cho đất nước, đáp ứng mong mỏi của người dân và "ủng hộ quân đội tiêu diệt các nhóm khủng bố vũ trang".
Cùng ngày, Bộ trưởng Hòa giải Dân tộc của Syria Ali Haidar tuyên bố chính phủ sẵn sàng đối thoại với thủ lĩnh liên minh đối lập Moaz al-Khatib.
Đây là phản ứng chính thức của chính phủ Syria kể từ khi ông Khatib đưa ra đề xuất đối thoại có điều kiện hồi tuần trước
Phát biểu tại cuộc họp báo tại trụ sở Bộ Hòa giải Dân tộc ở thủ đô Damascus, Bộ trưởng Haidar khẳng định chính phủ sẵn sàng đối thoại dựa trên kế hoạch chính trị tổng thể được Tổng thống Assad ban hành hồi tháng trước.
Cuộc đối thoại sẽ được tiến hành tại Syria mà không có sự tham gia của lực lượng thứ ba.
Ông Haidar cũng cho biết đến nay chính phủ chưa nhận được đề xuất đối thoại bằng văn bản từ phe đối lập, ngoại trừ lời kêu gọi đối thoại có điều kiện được ông Khatib đưa ra tuần trước.
Tuy nhiên, ông khẳng định sẵn sàng thảo luận về vấn đề thả tù nhân theo đề nghị của ông Khatib với điều kiện phải có danh sách rõ ràng những người sẽ được trả tự do.
Tuần trước, ông Khatib tuyên bố sẵn sàng đối thoại với chính quyền nếu các lực lượng an ninh thả tự do cho toàn bộ 160.000 tay súng đối lập đang bị giam giữ.
Ông Khatib đề nghị chính phủ cử Phó Tổng thống Farouq al-Sharaa làm người đại diện tham gia cuộc đối thoại này.
Trong khi đó, cộng đồng quốc tế tiếp tục tăng cường sức ép đối với chính quyền của Tổng thống Assad.
Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Navi Pillay ngày 12/2 nói rằng đã đến lúc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải có quyết định "nghiêm khắc và dứt khoát" đối với tất cả các phe phái ở Syria để nhanh chóng chấm dứt làn sóng bạo lực kéo dài gần 2 năm qua và cướp đi sinh mạng của khoảng 70.000 người.
Theo bà Pillay, Hội đồng Bảo an cần phải có lập trường chung và hành động thống nhất về vấn đề Syria, đồng thời đưa cuộc xung đột hiện nay ra Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC)./.
(TTXVN)