Hãng thông tấn nhà nước Saba của Yemen đưa tin Tổng thống nước này Ali Abdullah Saleh ngày 20/3 đã giải tán chính phủ, trong bối cảnh diễn ra làn sóng biểu tình rầm rộ đòi ông từ chức.
Hãng tin nêu rõ: "Tổng thống Saleh đã giải tán chính phủ, song yêu cầu các thành viên nội các tạm thời giữ nguyên chức vụ cho tới khi một chính phủ mới được thành lập."
Nhận định về quyết định trên của ông Saleh, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, đang ở thăm Ai Cập, cho rằng đây chưa phải là giải pháp để chấm dứt tình trạng bạo lực, mà điều cần thiết là các bên phải bắt đầu tiến trình đối thoại.
Tuy nhiên, triển vọng đối thoại trong bối cảnh hiện nay là khá xa vời khi căng thẳng giữa hai bên vẫn rất nghiêm trọng. Ngày 20/3, hàng chục nghìn người đã tụ tập tại thủ đô Sanaa để tham dự lễ tang những người thiệt mạng do đụng độ trong các cuộc biểu tình hôm 18/3.
Phe đối lập đòi xét xử các đối tượng chịu trách nhiệm về những hành vi bạo lực gây ra cái chết của một số người biểu tình, bác bỏ khả năng đối thoại và nhấn mạnh rằng giải pháp duy nhất hiện nay là tổng thống phải từ chức.
Trong khi đó, giới chức Yemen cho biết Trưởng công tố nước này đã bắt đầu tiến trình điều tra và thẩm vấn 17 đối tượng bị tình nghi liên quan đến vụ bạo lực ngày 18/3.
Tổng thống Yemen đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi các quan chức tiếp tục rời khỏi chính phủ. Ngày 20/3, Đại sứ Yemen tại Liên hợp quốc Abdullah Alsaidi tuyên bố từ chức, tiếp nối danh sách hàng loạt quan chức Chính phủ Yemen trong đó có Bộ trưởng Quyền con người Yemen Huda al-Baan, Thứ trưởng bộ này Ali Saleh Taisir và 23 nghị sỹ đã từ chức trước đó để phản đối tình trạng bạo lực.
Tổng thống Saleh, được xem là một đồng minh chủ chốt của Mỹ trong cuộc chiến chống mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda tại bán đảo Arập, đã phải đối mặt với làn sóng biểu tình phản đối từ cuối tháng 1.
Phe đối lập nước này muốn tổng thống phải từ chức trong năm nay, song ông Saleh từ chối rời nhiệm sở cho tới khi nhiệm kỳ hiện nay kết thúc vào năm 2013./.
Hãng tin nêu rõ: "Tổng thống Saleh đã giải tán chính phủ, song yêu cầu các thành viên nội các tạm thời giữ nguyên chức vụ cho tới khi một chính phủ mới được thành lập."
Nhận định về quyết định trên của ông Saleh, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, đang ở thăm Ai Cập, cho rằng đây chưa phải là giải pháp để chấm dứt tình trạng bạo lực, mà điều cần thiết là các bên phải bắt đầu tiến trình đối thoại.
Tuy nhiên, triển vọng đối thoại trong bối cảnh hiện nay là khá xa vời khi căng thẳng giữa hai bên vẫn rất nghiêm trọng. Ngày 20/3, hàng chục nghìn người đã tụ tập tại thủ đô Sanaa để tham dự lễ tang những người thiệt mạng do đụng độ trong các cuộc biểu tình hôm 18/3.
Phe đối lập đòi xét xử các đối tượng chịu trách nhiệm về những hành vi bạo lực gây ra cái chết của một số người biểu tình, bác bỏ khả năng đối thoại và nhấn mạnh rằng giải pháp duy nhất hiện nay là tổng thống phải từ chức.
Trong khi đó, giới chức Yemen cho biết Trưởng công tố nước này đã bắt đầu tiến trình điều tra và thẩm vấn 17 đối tượng bị tình nghi liên quan đến vụ bạo lực ngày 18/3.
Tổng thống Yemen đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi các quan chức tiếp tục rời khỏi chính phủ. Ngày 20/3, Đại sứ Yemen tại Liên hợp quốc Abdullah Alsaidi tuyên bố từ chức, tiếp nối danh sách hàng loạt quan chức Chính phủ Yemen trong đó có Bộ trưởng Quyền con người Yemen Huda al-Baan, Thứ trưởng bộ này Ali Saleh Taisir và 23 nghị sỹ đã từ chức trước đó để phản đối tình trạng bạo lực.
Tổng thống Saleh, được xem là một đồng minh chủ chốt của Mỹ trong cuộc chiến chống mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda tại bán đảo Arập, đã phải đối mặt với làn sóng biểu tình phản đối từ cuối tháng 1.
Phe đối lập nước này muốn tổng thống phải từ chức trong năm nay, song ông Saleh từ chối rời nhiệm sở cho tới khi nhiệm kỳ hiện nay kết thúc vào năm 2013./.
(TTXVN/Vietnam+)