Quan chức Canada khẳng định sẽ không nhượng bộ với những "phản kháng" liên quan đạo luật mới yêu cầu các công ty như Google và Meta chi trả cho các nhà xuất bản để sử dụng nội dung tin tức của họ.
Việc xử lý được tình trạng vi phạm bản quyền trên không gian mạng phải mất nhiều công sức, thời gian vì các trang vi phạm bản quyền nội dung số có nhiều biện pháp lách luật, thậm chí qua mặt AI.
Meta sẽ không hỗ trợ chuyên mục tin tức, cũng như không hợp tác với các nhà xuất bản trong các thỏa thuận mới để cung cấp nội dung cho chuyên mục này tại Anh, Pháp và Đức.
Meta nêu rõ bắt đầu từ 1/8, người dùng Facebook và Instagram tại Canada sẽ không truy cập được vào các liên kết tin tức và nội dung do các nhà xuất bản và đài truyền hình trong nước đăng tải.
Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Na Uy cho biết Meta đã sử dụng các thông tin như vị trí của người dùng, nội dung họ thích và những bài đăng của họ cho mục đích tiếp thị.
Dịch vụ tin tức của Google tại Tây Ban Nha đã dừng hoạt động từ tháng 12/2014, sau khi nước này thông qua dự luật yêu cầu các nền tảng công nghệ như Google hay Facebook phải trả phí sử dụng tin tức.
Tòa án tuyên rằng khi lập ra một trang Facebook công khai và đăng nội dung trên đó, các hãng tin tức đã hỗ trợ việc xuất bản các bình luận, do đó phải chịu trách nhiệm về các bình luận đó.
Kế hoạch giới thiệu sản phẩm tin tức được đưa ra tại cuộc điều tra của Thượng viện Australia về quyết định của Facebook chặn các trang của các hãng truyền thông Australia trong tháng 2 vừa qua.
Facebook đang triển khai đàm phán về việc sử dụng nội dung tin tức với các hãng tin tức lớn của Australia, như News Corp, The Guardian Australia, ABC và Nine Entertainment Co.
Dự luật có tên "Đạo luật Bảo vệ và Cạnh tranh Báo chí năm 2021" được đưa ra không lâu sau khi nổ ra cuộc chiến gay gắt giữa mạng xã hội Facebook và Chính phủ Australia.
Tờ Australian Financial Australia đưa tin Facebook dường như đang rời khỏi bàn đàm phán. Mặc dù vậy, một nguồn tin khác đã phủ nhận điều này và cho biết Facebook vẫn hợp tác tham gia.
Sự hợp tác của Facebook là một thắng lợi lớn trong nỗ lực của Australia khiến hai gã khổng lồ Internet là Google và Facebook phải trả tiền nội dung cho báo chí mà họ sử dụng.
Cuộc đối đầu giữa Facebook và Australia xung quanh dự luật yêu cầu các hãng công nghệ lớn phải trả phí để sử dụng nội dung tin tức của truyền thông nội địa, đã thu hút sự chú ý của cả thế giới.
Với sự vào cuộc của Google News Showcase, Microsoft Bing và có thể sắp tới đây là Facebook News, thị trường truyền thông thế giới sẽ chứng kiến nhiều thay đổi mới, trong một tương lai không xa.
Người phụ trách chính sách công của Facebook tại Canada, Facebook sẵn sàng đàm phán về thỏa thuận cấp phép với các đơn vị xuất bản tin tức của Canada, sau khi đưa ra cam kết tương tự tại Australia.
Bên cạnh ưu thế công nghệ vượt trội, các "đại gia công nghệ" như Google và Facebook thu hút được nhiều người sử dụng một phần là do các công ty này dùng nhiều tin tức của các tổ chức báo chí.
Sáng 26/2, Facebook đã khôi phục nội dung trên các trang của các hãng truyền thông Australia trên nền tảng xã hội này sau hơn một tuần bị gián đoạn do bất đồng với Chính phủ Australia.
Sau khi Chính phủ Australia đã đưa ra một số sửa đổi đối với Bộ quy tắc, Facebook đã khôi phục nội dung trên các trang của các hãng truyền thông Australia trên nền tảng xã hội này.
Giới chức Australia cho rằng Bộ quy tắc thương lượng truyền thông, được Quốc hội nước này thông qua ngày 25/2, tạo khuôn khổ cho các cuộc đàm phán thiện chí giữa các công ty công nghệ.
Chính phủ Australia khẳng định luật mới sẽ bảo đảm các hãng truyền thông sẽ được chi trả công bằng cho nội dung tin tức tạo ra, giúp duy trì mối quan tâm của dư luận đối với báo chí."
Thượng viện Australia tối 24/2 đã thông qua Bộ quy tắc thương lượng truyền thông được chính phủ liên bang đề xuất cùng với những sửa đổi sau các cuộc thảo luận với Facebook.
Bộ trưởng Truyền thông Australia Paul Fletcher tuyên bố điều quan trọng là các "gã khổng lồ" truyền thông xã hội hoạt động tại Australia phải tuân thủ luật pháp quốc gia này.
Theo giới chuyên gia, giảm thiểu các tác động bất lợi của công nghệ số đòi hỏi các phương pháp tiếp cận toàn diện, trong đó việc các nước siết chặt quản lý các công ty công nghệ đang là một xu thế.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau và người đồng cấp Australia Scott Morrison đã nhất trí hợp tác để yêu cầu "những gã khổng lồ Internet” trả tiền cho các hãng tin.
Facebook sẽ phải tuân theo dự luật mới, theo đó gã khổng lồ này được yêu cầu phải trả tiền cho các nhà xuất bản nếu "nội dung tin tức" được đăng trên nền tảng này.
Ngày 22/2, Ủy viên châu Âu về dịch vụ kỹ thuật số Thierry Breton đã lên tiếng ủng hộ Australia trong cuộc tranh chấp với "gã khổng lồ" Facebook, cho rằng Canberra đã đi đúng hướng.
Sự "bốc hơi" lượng truy cập từ Facebook đã dẫn tới sụt giảm trong tiêu thụ tin tức, với tần suất người Australia truy cập các trang tin tức và thời gian dành cho các trang này giảm hơn 10% ngày 18/2.