Ngày 3/3, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức lễ ra quân hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2013 với sự tham gia của hơn 1.500 tình nguyện viên, mở đầu cho chuỗi hoạt động cộng đồng sôi nổi trong tháng 3/2013.
Theo bà Phùng Thị Ái Vân, Trưởng ban tổ chức Chiến dịch Giờ Trái đất 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh, chiến dịch năm nay nhấn mạnh hơn vào hành động “Không chỉ tắt điện 1 giờ”.
Thông điệp này nhằm mong muốn cộng đồng không chỉ dừng lại ở việc tắt đèn một giờ mà còn phát huy hơn nữa sự sáng tạo của mình trong việc thay đổi thói quen trong cuộc sống để ngày càng có lợi hơn cho môi trường vốn đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mặt khác, vận động được ngày càng nhiều hơn người dân, nhất là giới trẻ hưởng ứng những giải pháp sống thân thiện với môi trường.
Theo Ban tổ chức, từ nay đến sự kiện chính vào đêm 23/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có hàng loạt hoạt động như “Đạp xe tuyên truyền”, “20 giây cho Giờ Trái đất” (vận động tắt máy xe khi dừng đèn đỏ trên 20 giây); “Khu phố Năng lượng Xanh” (vận động tiết kiệm điện, đổi bóng đèn compact, khuyến khích sử dụng năng lượng xanh và áp dụng các mô hình sống xanh).
Đặc biệt chiến dịch năm nay tại Thành phố Hồ Chí Minh còn nổi bật với những dự án mang tính điểm nhấn như dự án “Đôi bàn tay Xanh”, “Mái nhà sinh thái" và “Mảng xanh trường học”.
Cụ thể, với dự án Trường học xanh, ban tổ chức chọn những trường học khu vực nội thành để lên thiết kế và tạo khu vườn xanh trong khuôn viên trường học. Dự án Bức tranh chai nhựa, được tạo nên từ 3.000 chai nước đã qua sử dụng nhằm kêu gọi cộng đồng hãy tận dụng tất cả những chất thải có thể để tạo nên những sản phẩm hữu ích.
Ông Nguyễn Trung Việt, Chánh văn phòng biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trung bình mỗi ngày, Thành phố đang phải tiếp nhận khoảng 7.000 tấn rác thải, một con số khổng lồ. Con số này sẽ tăng lên gần 10.000 tấn trong năm 2015.
Trong chiến dịch này, các tình nguyện viên sẽ thực hiện tặng bóng đèn tiết kiệm điện cho người dân, ngược lại sẽ đổi về những vỏ hộp sữa và những chai nhựa đựng nước uống đã qua sử dụng.
Với vỏ hộp sữa, ban tổ chức sẽ chuyển cho công ty tái chế thành tấm lợp thân thiện môi trường và sẽ triển khai thực tế thay tấm lợp bằng tôn cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và mái ấm tình thương./.
Theo bà Phùng Thị Ái Vân, Trưởng ban tổ chức Chiến dịch Giờ Trái đất 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh, chiến dịch năm nay nhấn mạnh hơn vào hành động “Không chỉ tắt điện 1 giờ”.
Thông điệp này nhằm mong muốn cộng đồng không chỉ dừng lại ở việc tắt đèn một giờ mà còn phát huy hơn nữa sự sáng tạo của mình trong việc thay đổi thói quen trong cuộc sống để ngày càng có lợi hơn cho môi trường vốn đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mặt khác, vận động được ngày càng nhiều hơn người dân, nhất là giới trẻ hưởng ứng những giải pháp sống thân thiện với môi trường.
Theo Ban tổ chức, từ nay đến sự kiện chính vào đêm 23/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có hàng loạt hoạt động như “Đạp xe tuyên truyền”, “20 giây cho Giờ Trái đất” (vận động tắt máy xe khi dừng đèn đỏ trên 20 giây); “Khu phố Năng lượng Xanh” (vận động tiết kiệm điện, đổi bóng đèn compact, khuyến khích sử dụng năng lượng xanh và áp dụng các mô hình sống xanh).
Đặc biệt chiến dịch năm nay tại Thành phố Hồ Chí Minh còn nổi bật với những dự án mang tính điểm nhấn như dự án “Đôi bàn tay Xanh”, “Mái nhà sinh thái" và “Mảng xanh trường học”.
Cụ thể, với dự án Trường học xanh, ban tổ chức chọn những trường học khu vực nội thành để lên thiết kế và tạo khu vườn xanh trong khuôn viên trường học. Dự án Bức tranh chai nhựa, được tạo nên từ 3.000 chai nước đã qua sử dụng nhằm kêu gọi cộng đồng hãy tận dụng tất cả những chất thải có thể để tạo nên những sản phẩm hữu ích.
Ông Nguyễn Trung Việt, Chánh văn phòng biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trung bình mỗi ngày, Thành phố đang phải tiếp nhận khoảng 7.000 tấn rác thải, một con số khổng lồ. Con số này sẽ tăng lên gần 10.000 tấn trong năm 2015.
Trong chiến dịch này, các tình nguyện viên sẽ thực hiện tặng bóng đèn tiết kiệm điện cho người dân, ngược lại sẽ đổi về những vỏ hộp sữa và những chai nhựa đựng nước uống đã qua sử dụng.
Với vỏ hộp sữa, ban tổ chức sẽ chuyển cho công ty tái chế thành tấm lợp thân thiện môi trường và sẽ triển khai thực tế thay tấm lợp bằng tôn cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và mái ấm tình thương./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)