Tại buổi họp báo về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tối 13/1, ông Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết Thành phố đã có nhiều biện pháp để nâng cao năng lực quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các biện pháp được đề ra như nâng cao năng lực xét nghiệm mẫu thực phẩm và trình độ của cán bộ thanh, kiểm tra; thành lập phòng giám sát nguy cơ vệ sinh an toàn thực phẩm để cánh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm và thực phẩm không an toàn.
Qua đánh giá kết quả thanh tra cho thấy, hầu hết những sai phạm đều xảy ra ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, không giấy phép và sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác.
Do đó, bên cạnh việc kiểm tra, những sản phẩm có thương hiệu nhãn mác để người dân yên tâm sử dụng, Sở Y tế kiên quyết tịch thu những sản phẩm không nhãn mác, không nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; khuyến cáo người dân chọn mua những sản phẩm có đầy đủ nhãn mác, nguồn gốc để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Việc các đoàn thanh tra quận, huyện đi thanh tra nhiều cơ sở nhưng phát hiện và xử lý sai phạm rất ít đã cho thấy vẫn còn sự nể nang, châm chước mang tính chất địa bàn. Vì vậy, Sở Y tế đã kiến nghị áp dụng luân chuyển cán bộ thanh tra thường xuyên để tránh tình trạng nể nang; kiện toàn, mở rộng chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm và thành lập các trung tâm trực thuộc chi cục tại các quận, huyện để kiểm soát quá trình thanh, kiểm tra.
Từ 10/2010 đến nay, thanh tra Sở Y tế thành phố đã thanh tra 232 cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm, phát hiện 116 cơ sở vi phạm, đình chỉ 16 cơ sở. Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã thanh tra và lấy 23 mẫu thực phẩm kiểm nghiệm, phát hiện ba mẫu hạt dưa và ớt bột có chứa Cloramine B (phẩm màu độc hại). Ba mẫu này đều lấy từ những mẫu sản phẩm không bao bì, không nhãn mác được bán trôi nổi trên thị trường.
Ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam với 9,3 triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ và mỗi ngày có hơn 10.000 loại thực phẩm mới ra đời, số lượng thực phẩm trên thị trường ngày càng nhiều nên công tác quản lý, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm rất khó khăn.
Bên cạnh việc quản lý những doanh nghiệp lớn, có thương hiệu thì thông qua các hiệp hội chúng ta luôn có sự hỗ trợ, hướng dẫn, nâng cao kiến thức cho những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ mang tính chất gia đình để tăng ý thức và quy mô của những cơ sở này nhằm đảm bảo cung cấp những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng./.
Các biện pháp được đề ra như nâng cao năng lực xét nghiệm mẫu thực phẩm và trình độ của cán bộ thanh, kiểm tra; thành lập phòng giám sát nguy cơ vệ sinh an toàn thực phẩm để cánh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm và thực phẩm không an toàn.
Qua đánh giá kết quả thanh tra cho thấy, hầu hết những sai phạm đều xảy ra ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, không giấy phép và sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác.
Do đó, bên cạnh việc kiểm tra, những sản phẩm có thương hiệu nhãn mác để người dân yên tâm sử dụng, Sở Y tế kiên quyết tịch thu những sản phẩm không nhãn mác, không nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; khuyến cáo người dân chọn mua những sản phẩm có đầy đủ nhãn mác, nguồn gốc để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Việc các đoàn thanh tra quận, huyện đi thanh tra nhiều cơ sở nhưng phát hiện và xử lý sai phạm rất ít đã cho thấy vẫn còn sự nể nang, châm chước mang tính chất địa bàn. Vì vậy, Sở Y tế đã kiến nghị áp dụng luân chuyển cán bộ thanh tra thường xuyên để tránh tình trạng nể nang; kiện toàn, mở rộng chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm và thành lập các trung tâm trực thuộc chi cục tại các quận, huyện để kiểm soát quá trình thanh, kiểm tra.
Từ 10/2010 đến nay, thanh tra Sở Y tế thành phố đã thanh tra 232 cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm, phát hiện 116 cơ sở vi phạm, đình chỉ 16 cơ sở. Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã thanh tra và lấy 23 mẫu thực phẩm kiểm nghiệm, phát hiện ba mẫu hạt dưa và ớt bột có chứa Cloramine B (phẩm màu độc hại). Ba mẫu này đều lấy từ những mẫu sản phẩm không bao bì, không nhãn mác được bán trôi nổi trên thị trường.
Ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam với 9,3 triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ và mỗi ngày có hơn 10.000 loại thực phẩm mới ra đời, số lượng thực phẩm trên thị trường ngày càng nhiều nên công tác quản lý, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm rất khó khăn.
Bên cạnh việc quản lý những doanh nghiệp lớn, có thương hiệu thì thông qua các hiệp hội chúng ta luôn có sự hỗ trợ, hướng dẫn, nâng cao kiến thức cho những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ mang tính chất gia đình để tăng ý thức và quy mô của những cơ sở này nhằm đảm bảo cung cấp những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)