Ngày 17/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị triển khai Nghị định 103/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp năm 2013 cho các Sở Lao động Thương binh và Xã hội khu vực phía Nam.
Tại hội nghị, đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh Bình Dương và Long An đều cho rằng, Nghị định 103/2012/NĐ-CP mà Chính phủ ban hành muộn, vào thời điểm cuối năm khiến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động lúng túng trong việc điều chỉnh các hợp đồng lao động mới, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chính phủ nên ban hành Nghị định sớm trước thời điểm áp dụng khoảng 3 tháng.
Ông Nguyễn Văn Xê, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn thành phố, hầu hết các doanh nghiệp áp dụng mức lương thấp nhất cho người lao động từ 2,5-2,6 triệu, cao hơn mức lương tối thiểu vùng mà Chính phủ mới công bố.
Đại diện Ban quản lý các Khu công nghiệp - khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết, mỗi lần điều chỉnh tiền lương đều dễ gây tranh chấp lao động. Hiện độ vênh mức lương giữa bộ phận lao động quản lý với lao động trực tiếp sản xuất còn quá lớn, rất dễ gây tâm lý so bì, dẫn đến tranh chấp. Các doanh nghiệp chỉ đăng ký thang bảng lương cho có hình thức với cơ quan Nhà nước và cũng chỉ công bố công khai cho một số bộ phận trong công ty.
Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thừa nhận: Chính phủ ban hành Nghị định 103/2012/NĐ-CP chậm, nên ban hành trước 1 tháng để doanh nghiệp chủ động hơn. Nếu các doanh nghiệp đã trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng áp dụng theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP thì không nhất thiết phải quay lại để nâng lên.
Mức lương tối thiểu là sự thỏa thuận giữa người lao động với doanh nghiệp, Chính phủ chỉ đưa ra mức sàn để làm căn cứ và luôn khuyến khích, kêu gọi doanh nghiệp trả cao hơn. Mức lương tối thiểu vùng lần này đã thể hiện sự chia sẻ của Chính phủ đối với doanh nghiệp. Lương tối thiểu phải luôn luôn điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế theo từng thời kỳ.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội yêu cầu các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các hợp đồng lao động, thang bảng lương, các quy chế thỏa ước và việc trả lương; thỏa thuận với ban chấp hành công đoàn và người lao động các mức điều chỉnh cụ thể; công bố phương án thực hiện điều chỉnh đến người lao động.
Nghị định 103/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp năm 2013 được ban hành ngày 4/12/2012. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng 1 là 2,35 triệu đồng/người/tháng; vùng 2 là 2,1 triệu đồng/người/tháng, vùng 3 là 1,8 triệu đồng/người/tháng và vùng 4 là 1,65 triệu đồng/người/tháng, thời điểm áp dụng từ ngày 1/1/2013.
Đây là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương, làm căn cứ để xây dựng các mức lương trong thang bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác.
Đối với người lao động đã qua học nghề, doanh nghiệp phải trả cao hơn ít nhất 70% mức lương tối thiểu vùng. Thực tế, mức lương tối thiểu vùng trước đây chỉ mới đáp ứng được 57-63% so với nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình của họ./.
Tại hội nghị, đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh Bình Dương và Long An đều cho rằng, Nghị định 103/2012/NĐ-CP mà Chính phủ ban hành muộn, vào thời điểm cuối năm khiến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động lúng túng trong việc điều chỉnh các hợp đồng lao động mới, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chính phủ nên ban hành Nghị định sớm trước thời điểm áp dụng khoảng 3 tháng.
Ông Nguyễn Văn Xê, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn thành phố, hầu hết các doanh nghiệp áp dụng mức lương thấp nhất cho người lao động từ 2,5-2,6 triệu, cao hơn mức lương tối thiểu vùng mà Chính phủ mới công bố.
Đại diện Ban quản lý các Khu công nghiệp - khu chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết, mỗi lần điều chỉnh tiền lương đều dễ gây tranh chấp lao động. Hiện độ vênh mức lương giữa bộ phận lao động quản lý với lao động trực tiếp sản xuất còn quá lớn, rất dễ gây tâm lý so bì, dẫn đến tranh chấp. Các doanh nghiệp chỉ đăng ký thang bảng lương cho có hình thức với cơ quan Nhà nước và cũng chỉ công bố công khai cho một số bộ phận trong công ty.
Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thừa nhận: Chính phủ ban hành Nghị định 103/2012/NĐ-CP chậm, nên ban hành trước 1 tháng để doanh nghiệp chủ động hơn. Nếu các doanh nghiệp đã trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng áp dụng theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP thì không nhất thiết phải quay lại để nâng lên.
Mức lương tối thiểu là sự thỏa thuận giữa người lao động với doanh nghiệp, Chính phủ chỉ đưa ra mức sàn để làm căn cứ và luôn khuyến khích, kêu gọi doanh nghiệp trả cao hơn. Mức lương tối thiểu vùng lần này đã thể hiện sự chia sẻ của Chính phủ đối với doanh nghiệp. Lương tối thiểu phải luôn luôn điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế theo từng thời kỳ.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội yêu cầu các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các hợp đồng lao động, thang bảng lương, các quy chế thỏa ước và việc trả lương; thỏa thuận với ban chấp hành công đoàn và người lao động các mức điều chỉnh cụ thể; công bố phương án thực hiện điều chỉnh đến người lao động.
Nghị định 103/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp năm 2013 được ban hành ngày 4/12/2012. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng 1 là 2,35 triệu đồng/người/tháng; vùng 2 là 2,1 triệu đồng/người/tháng, vùng 3 là 1,8 triệu đồng/người/tháng và vùng 4 là 1,65 triệu đồng/người/tháng, thời điểm áp dụng từ ngày 1/1/2013.
Đây là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương, làm căn cứ để xây dựng các mức lương trong thang bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác.
Đối với người lao động đã qua học nghề, doanh nghiệp phải trả cao hơn ít nhất 70% mức lương tối thiểu vùng. Thực tế, mức lương tối thiểu vùng trước đây chỉ mới đáp ứng được 57-63% so với nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình của họ./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)