Ngày 19/8, hội thảo “Chim yến: Nguồn lợi không tự nhiên mà có” do Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Chỉ đạo nông nghiệp Thành phố phối hợp tổ chức đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Hội thảo, tiến sỹ Lê Võ Định Tường (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) nhận định, Thành phố Hồ Chí Minh có thể trở thành một trung tâm thúc đẩy công nghiệp nuôi chim yến của Việt Nam.
Theo tiến sỹ Tường, Thành phố Hồ Chí Minh có khá nhiều thuận lợi cho việc trở thành một trung tâm công nghiệp nuôi chim yến với khí hậu ôn hòa quanh năm, có nguồn thức ăn phong phú từ rừng ngập mặn tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, có nguồn vốn lớn từ các doanh nghiệp và cá nhân… và đặc biệt đây là thị trường, trung tâm thương mại, đầu mối giao lưu quốc tế lớn.
Tiềm năng là thế nhưng hiện tại nghề nuôi chim yến tại Thành phố vẫn chưa phát triển xứng.
Đến nay, tại huyện Cần Giờ đã có 101 căn nhà được đưa vào để dẫn dụ và nuôi chim yến, bước đầu đã thu được kết quả tốt. Đặc biệt, huyện đã triển khai đề án nuôi thí điểm chim yến trong nhà từ cuối năm 2009, tại một số hộ nuôi sau 3 năm đã thu hồi vốn và có lãi, tỷ lệ nuôi thành công có tổ yến tại mô hình thí điểm 83%, ở các căn nhà nuôi yến xây đầu tiên ở huyện đạt 64%.
Để nghề nuôi chim yến phát triển theo quy hoạch của thành phố, Ủy ban Nhân dân huyện Cần Giờ đã kiến nghị cho phép tại tất cả khu vực đất nông nghiệp có đất cách xa khu dân cư thì được phép nuôi chim yến trong nhà; cho phép hình thành khu vực nuôi tập trung có diện tích 500ha đất nông nghiệp thuộc xã Tam Thôn Hiệp./.
Tại Hội thảo, tiến sỹ Lê Võ Định Tường (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) nhận định, Thành phố Hồ Chí Minh có thể trở thành một trung tâm thúc đẩy công nghiệp nuôi chim yến của Việt Nam.
Theo tiến sỹ Tường, Thành phố Hồ Chí Minh có khá nhiều thuận lợi cho việc trở thành một trung tâm công nghiệp nuôi chim yến với khí hậu ôn hòa quanh năm, có nguồn thức ăn phong phú từ rừng ngập mặn tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, có nguồn vốn lớn từ các doanh nghiệp và cá nhân… và đặc biệt đây là thị trường, trung tâm thương mại, đầu mối giao lưu quốc tế lớn.
Tiềm năng là thế nhưng hiện tại nghề nuôi chim yến tại Thành phố vẫn chưa phát triển xứng.
Đến nay, tại huyện Cần Giờ đã có 101 căn nhà được đưa vào để dẫn dụ và nuôi chim yến, bước đầu đã thu được kết quả tốt. Đặc biệt, huyện đã triển khai đề án nuôi thí điểm chim yến trong nhà từ cuối năm 2009, tại một số hộ nuôi sau 3 năm đã thu hồi vốn và có lãi, tỷ lệ nuôi thành công có tổ yến tại mô hình thí điểm 83%, ở các căn nhà nuôi yến xây đầu tiên ở huyện đạt 64%.
Để nghề nuôi chim yến phát triển theo quy hoạch của thành phố, Ủy ban Nhân dân huyện Cần Giờ đã kiến nghị cho phép tại tất cả khu vực đất nông nghiệp có đất cách xa khu dân cư thì được phép nuôi chim yến trong nhà; cho phép hình thành khu vực nuôi tập trung có diện tích 500ha đất nông nghiệp thuộc xã Tam Thôn Hiệp./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)